Tình hình nhiễm Trichinella spp.t ại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 32 - 35)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

1.2.2. Tình hình nhiễm Trichinella spp.t ại Việt Nam

Tại Việt Nam, các ổ dịch Trichinellosis chủ yêu được ghi nhận trên người tại các tỉnh miền núi phía Bắc (hình 1.10). Bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1967 trên đoàn cán bộ công tác ở Công hòa dân chủ Lào trở về (Nguyễn Văn Cảm, 2012). Ổ dịch đó có 21 người mắc và có 3 người chết. Năm 1970, dịch xảy ở huyện Mù Căng Chải- Yên Bái làm 26 người mắc, 4 người tử vong. Khi điều tra dịch tễ, người ta nhận thấy nguồn lây nhiễm là do con người ăn thịt chưa nấu chín của một lợn nái khoảng 50kg, đã đẻ nhiều lứa và nuôi được 8 năm. Khi xét nghiệm thấy mật độ ấu trùng Trichinella là 879 ấu trùng/ 1 gam thịt (Nguyễn Văn Đề, 2012).

Hình 1.10. Tình hình Trichinella spp. gây bệnh ở Việt Nam

Năm 2001, tại Tuần Giáo, Điện Biên có 22 người nhiễm Trichinella do ăn thịt lợn sống từ một con lợn tai địa phương khiến 2 người tử vong. Tháng 9 năm 2004, cũng tại Tuần Giáo 20 người nhiễm Trichinella sau khi ăn món lạp tại một đám tang. Năm 2008, tại xã Làng Chếu- huyện Bắc Yên- Sơn La sau khi ăn món

Tỉnh Huyện Năm Người mắc Người chết Yên Bái Mù Cang Chải 1970 26 4 Điện Biên Tuần Giáo 2001 22 2 Điện Biên Tuần Giáo 2004 20 0 Sơn La Bắc Yên 2008 22 2 Thanh Hóa Mường Lát 2012 27 0 Điện Biên Na Ư 2013 8 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

lạp trong một đám cỗ 22 người mắc bệnh và 2 người đã tử vong (Nguyễn Văn Cảm và cs, 2012). Năm 2009, khi tiến hành điều tra tình hình nhiễm Trichinella

spp. trên đàn lợn tại huyện Bắc Yên kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Trichinella spp. là 19,9% (Nguyễn Văn Cảm và cs, 2012). Năm 2012, tại Mường Lát, Thanh Hóa có 27 người nhiễm Trichinella do ăn thịt lợn mường chưa được nấu chín trong dịp tết âm lịch. Trong số này đã có 6 bệnh nhân được chuyển về bệnh viện nhiệt đới Trung ương. Kết quả xét nghiệm đều dương tính với Trichinella, bệnh nhân khi tiến hành sinh thiết phát hiện có ấu trùng Trichinella trong cơ (Nguyen et al.,

2012). Tiến hành xét nghiệm huyết thanh của 100 người tại Mường Lát có nguy cơ nhiễm cao để phát hiện kháng thể Trichinella spp., kết quả 30 người (30%) cho kết quả dương tính (Vu et al., 2013b). Gần đây nhất, tháng 9/2013, tại khu vực Tây Trang- xã Na Ư- huyện Điện Biên- Điện Biên, có 8 người nhập viện điều trị sau khi ăn tiết canh và món thịt lợn tái, xét nghiệm cho thấy cả 8 người đều nhiễm ấu trùng Trichinella, những người này được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên đã qua khỏi (Nguyễn Quang Ngọc, 2013).

1.3. Bệnh Trichinellosis trên người

Theo báo cáo có khoảng 55 quốc gia trên thế giới ghi nhận người bị bệnh

Trichinellosis, với khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mỗi năm và tỷ lệ tử vong là khoảng 0,2% (Gottstein et al., 2009). Bệnh Trichinellosis liên quan chặt chẽ với thói quen ăn thịt chưa nấu chín của con người. Phần lớn bệnh trên người là do T. spiralis và T. murrelli gây ra. Theo nghiên cứu, đối với T. spiralis liều tối thiểu gây nhiễm cho con người là 70 – 150 ấu trùng và liều dẫn đến tử vong là trên 500 ấu trùng trong một lần gây nhiễm (Pozio, 2007a).

Hiện nay, nguyên nhân nhiễm Trichinella spp. cho con người là từđộng vật, chủ yếu là từ thịt lợn, ngựa và các loài động vật hoang dã mang mầm bệnh, chưa phát hiện việc lây nhiễm Trichinella spp. từ người sang người. Bệnh Trichinellosis

và các triệu chứng lâm sàng có thể chia làm 3 giai đoạn (Gottstein et al., 2009): Giai đoạn nhiễm trùng ruột: Giai đoạn này bắt đầu ngay khi người ăn phải thịt bị nhiễm Trichinella spp.. Trong tuần đầu tiên của giai đoạn đường ruột xuất hiện các triệu chứng như khó chịu, đau bụng trên, tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, nôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

và sốt nhẹ ở một số bệnh nhân. Nếu tiêu chảy dai dẳng và nôn mửa kéo dài hơn ba tháng sẽ gây mất nước nghiêm trọng, cùng với viêm ruột non có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Giai đoạn tiêm: giai đoạn nay bắt đầu ngay sau khi ấu trùng xâm nhập vào các bộ phận cơ thể, kéo dài 3 – 4 tuần. Các dấu hiệu trong giai đoạn này như phù mí mắt, viên kết mạc, xung huyết kết mạc, suy giảm thị lực và có thể bị mù. Khoảng 7 - 100% bệnh nhân Trichinellosis bị phù quang mắt, 5 - 20% bệnh nhân bị rối loạn tim mạch và viêm cơ tim.

Giai đoạn nhiễm trùng tế bào cơ: Giai đoạn này bắt đầu khi ấu trùng xâm nhập vào cơ xương sau ít nhất bốn tuần nhiễm vào cơ thể. Trong giai đoạn nay, cơ phần mắt, cơ lưỡi, thanh quản, cơ hoành, cổ và sườn của bệnh nhân thường bịđau. Cơn đau có thể nghiêm trọng làm giới hạn chức năng của cánh tay và chân, gây khó khăn cho việc đi lại, sự di chuyển của cơ lưỡi, nói, thở và nuốt khó. Trong giai đoạn này hệ thống thần kinh trung ương, phổi, thận và da có thể bịảnh hưởng.

Thông thường, bác sỹ chỉ chẩn đoán bệnh nhân bị nghi ngờ bệnh

Trichinellosis nếu bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng Trichinellotic. Biểu hiện của triệu chứng này là phù mặt, đau cơ, sưng và sốt khoảng 39 – 40oC, chán ăn, đau đầu, viêm kết mạc và nổi mề đay. Tuy nhiên biến chứng chính của bệnh là viêm cơ tim, viêm não đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Các triệu chứng biến chứng tim mạch như đau ở vùng tim, nhịp tim nhanh, điện tâm đồ bất thường. Các biến chứng tim mạch khác như tắc tĩnh mạch, tắc huyết khối, huyết khối não rất có thể dẫn đến tử vong. Theo ước tính có khoảng 10 – 20% bệnh nhân mắc bệnh Trichinellosis có triệu chứng thần kinh trung ương và tỷ lệ tử vong khoảng 50%, nếu bệnh nhân không điều trịđúng và kịp thời.

1.4. Phương pháp chẩn đoán

Bệnh Trichinellosis có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Với phương pháp trực tiếp phát hiện ấu trùng ở giai đoạn ấu trùng cơ bằng cách kiểm tra trực tiếp tế bào mô cơ hoặc tiêu cơ. Phương pháp gián tiếp chủ yếu dựa trên nguyên lý phát hiện kháng thể Trichinella spp. trong huyết thanh hoặc dịch của mô cơ. Cả hai phương pháp trên chủ yếu dùng để phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

hiện Trichinella spp., còn để xác định kiểu gen Trichinella spp. thì phải dùng phương pháp sinh học phân tử.

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 32 - 35)