Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 47)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

2.3.6.Phương pháp xử lý số liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình và phương thức chăn nuôi lợn tại huyện Phù Yên, Bắc Yên-

Sơn La và huyện Điện Biên – Điện Biên.

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích 14.125 km2, dân số khoảng hơn 1 triệu người. Trong đó người dân tộc chiếm trên 82%. Toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện). Năm 2008, tại Bản Chếu B, xã làng Chếu, huyện Bắc Yên xảy ra một ổ dịch Trichinellosis làm 22 người nhiễm bệnh, 2 người chết. Sau khi ổ dịch xảy ra năm 2008, được sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan chuyên môn của ngành y tế, thú y đã tổ chức tuyên truyền để làm thay đổi nhận thức của người dân về bệnh Trichinellosis, thay đổi tập quán chăn nuôi, tập tục sử dụng thịt lợn chưa nấu chín. Để tiếp tục có những nghiên cứu, giám sát bệnh Trichinellosisởđịa phương từđó xây dựng những chương trình hành động cụ thể nhằm phòng và dần tiến tới không để xảy ra bệnh trên người. Được sự giúp đỡ của Chi cục Thú y Sơn La, chúng tôi đã tiến hành điều tra về phương thức chăn nuôi, tập quán sử dụng sản phẩm của động vật qua đó xác định được những vùng có nguy cơ nhiễm Trichinella spp. cao. Tại Sơn La chúng tôi thực hiện đề tài tại 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên.

Giống như Sơn La, tỉnh Điện Biên là một tỉnh niền núi phía Tây Bắc, Việt Nam, diện tích 9.562,9 km2, dân số trên 500 nghìn người, với 21 dân tộc khác nhau. Tháng 9 năm 2013 tại của khẩu Tây Trang thuộc địa phận xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, xảy ra ổ dịch Trichinellosis làm 8 người mắc bệnh. Khi tiến hành điều tra dịch tế chúng tôi biết được nguyên nhân là do các chiến sỹ ở cửa khẩu mua lợn ngoài chợ về giết mổ, sau đó có ăn tiết canh và món thịt lợn chưa qua nấu chín (món lạp của người dân tộc). Ngay sau đó, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu trên đàn lợn nuôi tại xã Na Ư và 2 xã giáp ranh.

Trước khi lấy mẫu chúng tôi tiến hành xác định một số yếu tố nguy cơ từ tình hình chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, thói quen sử dụng thịt lợn, … của người dân trên địa bàn để xem có mối liễn hệ với tỷ lệ nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn không.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 47)