Kết quả định lượng ấu trùng Trichinella spp.

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 70 - 75)

T. pseudospiralis Toàn thế giới Động vật hoang dã, chim, lợ n

3.4.2. Kết quả định lượng ấu trùng Trichinella spp.

Đểđịnh lượng được số lượng ấu trùng Trichinella spp.trên một gam mẫu cơ, chúng tôi thực hiện phương pháp tiêu cơ hai lần kết hợp với khuấy từ theo TCVN 9581-2013, sau đó đọc kết quả trên kính hiển vi soi nổi với độ phóng đại 10X40. Kết quảđược thể hiện tại bảng 3.14.

Raho 1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Bảng 3.14. Kết quảđịnh lượng ấu trùng Trichinella spp. Huyện Số mẫu Sốấu trùng/gam Phù Yên 11 0,028 (0,01-0,05) Bắc Yên 5 0,034 (0,02-0,05) Điện Biên 1 0,02 Trung bình 0,027 (0,02-0,34) Kết quả tại bảng 3.14. cho chúng ta thấy mức độ nhiễm ấu trùng

Trichinella spp. trong mô cơ của lợn, qua đó cũng thể hiện được mức nhiễm

Trichinell spp. trên đàn lợn tại các địa phương. Như tại huyện Bắc Yên mức độ nhiễm ấu trùng Trichinella spp./gam thịt là 0,034 ấu trùng, đây cũng là mức nhiễm ấu trùng cao nhất trong nghiên cứu này. Điều này một lần nữa khẳng định mần bệnh Trichinella spp. tồn tại ở huyện Bắc Yên vẫn còn rất cao. Các huyện Phù Yên, Điện Biên phát hiện số lượng ấu trùng/gam thịt lần lượt là 0,028 và 0,02 ấu trùng.

Số lượng ấu trùng trung bình/gam thịt lợn của 17 mẫu xét nghiệm là 0,027 (0,02-0,034) ấu trùng/gam. Kết quả này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả trung bình 0,065 (0,03-0,1) ấu trùng/gam thịt lợn trong nghiên cứu của Vũ Thị Nga (Vu et al., 2014). Và kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn rất nhiều kết quả xét nghiệm tại ổ dịch Trichinellosis năm 1970, ở Yên Bái, khi đó xét nghiệm phát hiện có 70 ấu trùng Trichinella spp. trên 1 gam thịt, thậm chí có những mẫu có tới 879 ấu trùng trên mỗi gam thịt (Nguyễn Văn Đề, 2012).

3.5. So sánh một số phương pháp chẩn đoán bệnh Trichinellosis

Chúng tôi tiến hành so sánh phương pháp Elisa và phương pháp tiêu cơ trong việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Trichinellosis do Trichinella spp. gây ra. 32 mẫu cơđã có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính được sử dụng để so sánh 2 phương pháp trên như sau: Phương pháp Elisa thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng nước thịt để làm xét nghiệm. Phương pháp tiêu cơ kết hợp với khuất từ theo TCVN 9851-2013. Cách tiến hành thực hiện như trong phần phương pháp nghiên cứu. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.15.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Bảng 3.15. Kết quả so sánh 2 phương pháp chẩn đoán bệnh Trichinellosis

Huyện Số mẫu Phương pháp Elisa phương pháp tiêu cơ Số mẫu (+) tỷ lệ % Số mẫu (+) tỷ lệ %

Phù Yên 21 21 100 11 52,38

Bắc Yên 8 8 100 5 62,50

Điện Biên 3 3 100 1 33,33

Tổng số 32 32 100 17 53,13

Khi đưa số liệu kết quả của 2 phương pháp vào xử lý thông kế theo phương pháp so sánh sự khác biệt (p<0,005). Chúng tôi thấy kết quả của 2 phương pháp là khác nhau. Cụ thể trong số 32 mẫu đưa vào xét nghiệm bằng phương pháp Elisa trong đó sử dụng nước ép thịt làm phản ứng, kết quả cả 32 mẫu dương tính kháng thể kháng Trichinella spp., chứng tỏ có 32 lợn có nhiễm

Trichinella spp.. Trong khi đó đối với phương tiêu cơ phát hiện có 17 mẫu có ấu trùng Trichinella spp., với tỷ lệ 53,13%, điều đó chứng tỏ có 17 lợn nhiễm

Trichinella spp. Sự khác nhau về kết quả giữa phương pháp Elisa và phương pháp tiêu cơ có thểđược giải thích như sau:

- Độ nhạy của bộ kít Elisa thương mại sử dụng trong nghiên cứu theo như công bố của nhà sảm xuất là rất cao lên đến 98 - 99%.

- Có những loài Trichinella spp. không tạo nang kén trong mô cơ, các ấu trùng non nhỏ hơn 10 - 12 ngày sẽ bị phá hủy bởi quá trình thủy phân vì vậy phương pháp tiêu cơ không phát hiện được (Nöckler et al., 2007).

- Độ nhạy của phương pháp tiêu cơ phụ thuộc rất lớn vào mức độ nhiễm

Trichinella spp. trong mô cơ. Theo OIE thì phương pháp này có khả năng phát hiện thấp với những mẫu cơ có từ 1-3 ấu trùng/gam. Độ nhạy của phương pháp thực tế khoảng 3 - 5 ký sinh trùng/gam mô cơ (Forbes and Gajadhar, 1999; Nöckler et al., 2007). Ngoài ra còn có một số yếu tốảnh hưởng đến kết quả của phương pháp tiêu cơ như: cỡ, số lượng và vị trí lấy mẫu, sựổn định của nhiệt độ trong quá trình thủy phẩn (nếu nhiệt độ lớn hơn 46oC độ ấu trùng sẽ chết, nhiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 độ thích hợp từ 44 - 46 oC, hay như nếu ấu trùng non khi thủy phân thì ấu trùng cũng bị thủy phân cùng với tế bào cơ.

Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức Thú y thế giới (OIE), thì phương pháp Elisa vẫn được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh Trichinellosis và trong những cuộc điều tra về tình hình nhiễm Trichinella spp.. Phương pháp tiêu cơ thích hợp khi sử dụng đối với những loài Trichinella spp. có khả năng tạo nang kén trong cơ và mức độ nhiễm từ 3 ấu trùng/gam mô cơ trở lên.

3.6. Biện pháp phòng chống bệnh do Trichinella spp. gây ra

Qua kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài nhận thấy tại các huyện Bắc Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La mầm bệnh Trichinella spp. vẫn lưu hành với tỷ lệ cao. Huyện Điện Biên tỷ lệ lưu hành Trichinella spp. thấp nhưng chứng tỏ mầm bệnh vẫn tồn tại. Khả năng gây bệnh của Trichinella spp. trên diện rộng là rất lớn khi cả 3 huyện đều có lợn nhiễm bệnh được phát hiện. Kí sinh trùng Trichinella

spp. không những gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn, mà còn gây bệnh, ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạng con người. Trong khi đó việc phát hiện bệnh là rất khó do khi lợn bị bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình. Còn người bị bệnh chỉ được phát hiện khi đã có ấu trùng xập vào mô cơ với bệnh lý điển hình. Do đó việc phòng bệnh là mục tiêu hàng đầu để dần tiến tới kiểm soát và loại trừ bệnh. Từ thực tế nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ lợn nhiễm

Trichinella spp., nguy cơTrichinella spp. lây nhiễm từ lợn sang người và các kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn nuôi tại Sơn La, Điện Biên, chúng ta có thể xây dựng một số biện pháp phòng bệnh sau:

- Biện pháp phòng chống quan trọng nhất là giám sát dịch bệnh, thường xuyên điều tra những vùng nguy cơ bằng phương pháp chẩn đoán sàng lọc.

- Tiêu diệt không cho tiếp xúc với các loại động vật cảm nhiễm như chuột, chó, mèo và động vật hoang dã.

- Thực hiện chăn nuôi đạt yêu cầu vệ sinh thú y, thay đổi phương thức chăn nuôi, không nuôi lợn thả rông để tránh tiếp xúc với mần bệnh. Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, thu gom phân và rác thải chăn nuôi đúng cách để diệt trừ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

mầm bệnh. Thức ăn cho lợn phải đảm bảo sạch sẽ. Bên cạnh đó cần phải tẩy giun sán định kỳ cho lợn.

- Tổ chức tuyên truyền để người dân nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, thịt tái, thịt sống…., không giết mổ gia súc bị bệnh.

- Tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ thịt lợn trước khi đem ra thị trường, không để thịt nhiễm bệnh bán ra thị trường.

- Những lợn đã có kết quả huyết thanh dương tính cần giết bắt buộc: Thịt và phủ tạng cắt thành miếng nhỏ (dày không quá 8cm) luộc sôi trong 2 giờ, sau đó sử dụng làm thức ăn cho động vật. Mỡ có thể rán sử dụng cho người. Đối với phủ tạng, máu, nước thải sử dụng trong giết mổ phải được xử lý bằng cách chôn trong hố sâu có rắc vôi bột.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có thuốc tiêm để điều trị bệnh trên động vật, chưa có vaccin phòng bệnh, cũng như chưa có kinh nghiệm điều trị lợn đã nhiễm ấu trùng Trichinella spp. trong mô cơ vì vậy việc phòng bệnh là cực kỳ quan trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Một phần của tài liệu Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)