6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Kế toán môi trường
Lần đầu kế toán môi trường được giới thiệu ở Việt Nam là dự án "Kế toán quản lý môi trường cho các DN vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á” (EMA-SEA), dự án này được thực hiện ở 4 nước Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Việt Nam. Dự án này được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức, được quản lý và điều hành bởi Tổ chức Xây dựng Năng lực quốc tế (InWent). Dự án được thực hiện từ 11/2003 đến 08/2007. Tại Việt Nam, Trung tâm sản xuất sạch
43
là đối tác của dự án này. Mục đích của dự án này là giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức thúc đẩy hoạt đông sản xuất kinh doanh một cách bền vững, hội nhập thương mại tốt hơn thông qua chuyển giao kiến thức và kỹ năng về kế toán môi trường
Trong hai ngày 8 và 9/04/2004 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) tại TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo về “Hạch toán quản lý môi trường cho các DN vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á” nhằm giới thiệu về vai trò, lợi ích và những ứng dụng của kế toán quản lý môi trường
Ngày 9/11/2004 Bộ Tài Nguyên Môi trường và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức buổi thảo luận về khả năng hạch toán môi trường ở Việt Nam. Bộ Tài Nguyên Môi Trường muốn xây dựng một kiểu hạch toán mới để bắt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có sử dụng nước, khí, khoáng sản, rừng để sản xuất, đồng thời thải ra chất ô nhiễm phải xem môi trường là một yếu tố đầu vàobên cạnh các yếu tố đầu vào khác như là vốn, lao
động, công nghệ, … Theo cách hạch toán cũ thì những phí tổn phải bỏ ra để khắc
phục ô nhiễm, suy thoái môi trường không được hạch toán riêng vì vậy không thấy được mức độ phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường. Hạch toán môi trường thực chất là việc tính đúng, tính đủ các chi phí liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường và sẽ làm cho các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì cho đến thời điểm này ở Việt Nam, Bộ Tài chính cũng như các cơ quan chức năng chưa ban hành các văn bản liên quan đến việc hạch toán môi trường.
44