Theo mục tiêu môi trường

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí môi trường cho các doanh nghiệp rượu bia nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2.3. Theo mục tiêu môi trường

Phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, chi phí liên quan đến môi trường giúp mọi người nhìn thấy được doanh nghiệp kinh doanh theo hướng bền vững hay không, cho thấy mức độ tác động môi trường của doanh nghiệp, cũng như nổ lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình nhưng nếu chi phí liên quan đến môi trường là những chi phí chi ra để nộp

32

phạt, khắc phục ô nhiễm, thì đây cũng chính là góp phần làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi phí môi trường không chỉ ảnh hưởng đến đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (làm giảm đi các lợi ích của doanh nghiệp) mà còn ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, tự nhiên, vì vậy việc quan tâm đến chi phí môi trường, các lợi ích đạt được từ việc sản xuất kinh doanh tích cực bảo vệ môi trường là rất cần thiết và sẽ góp phần hữu hiệu trong phát triển doanh nghiệp, kế toán môi trường sẽ là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho các nhà quản trị, nhà đầu tư để thấy rõ hơn về mức độ đầu tư, chi phí, lợi ích đạt được từ các hoạt động phòng ngừa, xử lý, bảo vệ môi trường.

33

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP RƯỢU - BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT TRONG

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 2.1. Tổng quan về ngành rượu - bia - nước giải khát ở Việt Nam

Ngành rượu bia nước giải khát ở Việt Nam xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX và một khoảng thời gian dài sau đó ngành rượu bia nước giải khát không phát triển mạnh, sôi nổi, vì những lý do khác nhau, trong đó có việc đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh, và sau đó là đóng cửa, không giao thương với bên ngoài. Mãi cho đến những năm đầu của thập niêm 90 của thế kỷ XX khi thị trường rượu bia nước giải khát Việt Nam có sự tham gia của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Cocacola, Pepsi, Heineken, Tiger,…

thị trường bắt đầu cạnh tranh sôi nổi, các thương hiệu nổi tiếng lúc bấy giờ như

Chương Dương, Tribeco, …. Thực sự gặp nhiều khó khăn và phải chọn các thị

trường để né các công ty lớn như ở khu vực nông thôn. Từ cuối của thập niên 90 thế kỷ XX đến nay, đồng hành với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta thì ngành cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, từ năm 2000 trở về đây là khoảng 14%/năm, không chỉ sản xuất và tiêu thụ trong nước, các nhà sản xuất đã bắt đầu xuất khẩu sang các nước như Canada, Mỹ, Thuỵ sĩ, úc, Anh, Pháp,

Đức, Nhật, Singapore, Ghana,… ngành rượu - bia - nước giải khát đã có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế, sự phát triển nhanh của ngành đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong nước, hàng năm nộp gần 20.000 tỷ đồng vào ngân sách cho nhà nước.

Tuy nhiên việc mở cửa giao thương với các nước, thế giới cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi chúng ta gia nhập WTO, những bảo hộ,

34

đặc biệt là ngành rượu bia nước giải khát sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn, gay gắt hơn với các sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào thị trường nước ta. Và các doanh nghiệp rượu bia nước giải khát đều hiểu rằng thị trường nội địa mà thị trường quan trọng nhất của mình, và ra sức dành lấy thị trường này. Bởi các thị trường nước ngòai sẽ là khó khăn, đặc biệt các thị trường lớn và khó như Mỹ,

Nhật, EU,…do các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh,…

Thị trường rượu bia nước giải khát tại Việt Nam còn lớn thu hút rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, toàn ngành có 50 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.324,7 triệu USD. Trong đó có 25 dự án có 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký 622 triệu USD, 24 dự án liên doanh với số vốn đầu tư đăng ký 702,69 triệu USD và một dự án hợp doanh sản xuất nước khoáng đóng chai, ngoài ra còn đầu tư mở rộng sản xuất, tăng sản lượng cũng như chất lượng trong đó nổi bật là các dự án của Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn. Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội đã nâng công suất Nhà máy Bia Hà Nội tại 183 Hoàng Hoa Thám lên 100 triệu lít/năm (năm 2004), nâng sản lượng lên 95 triệu lít bia năm 2004; nâng công suất Nhà máy Bia tại Vĩnh Phúc lên 200 triệu lít/năm năm 2009. hiện đại hóa thiết bị công nghệ của Công ty cổ phần Bia Thanh Hoá, nâng sản lượng lên 50 triệu lít năm 2004.

Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn đã đầu tư chiều sâu, nâng công suất Công ty Bia Sài Gòn từ 160 triệu lít lên 210 triệu lít/năm; đầu tư Nhà máy Bia Sài Gòn - Cần Thơ với công suất 15 triệu lít/năm, tiếp nhận Nhà máy Bia Sóc Trăng của địa phương, thực hiện dự án đầu tư mở rộng công suất như: Dự án Nhaø máy Bia Củ Chi, công suất 200 triệu lít bia/năm,… ngay cả các

35

doanh nghiệp trước đây chưa từng sản xuất cũng tham gia thị trường này. Như

Vinamilk, Vinashin, Vinataba…một số hãng bia nổi tiếng trên thế giới (Hoa Kỳ,

Nam Phi, Đan Mạch,...) đang tìm hiểu thị trường bia Việt Nam và có mong muốn được hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu ở Việt Nam để góp vốn, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng bia nội, mở mang thị trường xuất khẩu... với sự phát triển nhanh của ngành thì Chính phủ đã có những định hướng phát triển: Trong quy hoạch mục tiêu tăng trưởng được Bộ Công Thương phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành rượu bia nước giải khát Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm. Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu công nghiệp, 4 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 140-150 triệu USD. Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công nghiệp, 11 tỷ lít nước giải khát.

Đầu tư những nhà máy sản xuất rượu bia nước giải khát có công nghệ hiện đại, sản xuất công nghiệp thay cho làng nghề thủ công, tận dụng nguyên

liệu tại địa phương sẵn có trong sản xuất (nho, sim, trái giác…) và khuyến khích

sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng. Liên doanh, hợp tác với nước ngoài và xây dựng thương hiệu quốc gia.

Bên cạnh đó, mục tiêu của việc quy hoạch ngành bia - rượu - nước giải khát nhằm phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay, chỉ có những doanh nghiệp (DN) lớn mới đảm bảo được các yếu tố về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), còn lại rất nhiều DN nhỏ, làng nghề sản xuất có công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu VSATTP. Chưa ý thức về môi trường và an toàn tới sức khỏe

36

của người sử dụng, đặc biệt rượu được nấu theo phương pháp thủ công có chứa nhiều độc tố, do muốn đạt lợi nhuận cao một số nơi sản xuất đã sử dụng bã rượu nấu cho thêm đường và phân urê vào để nấu lần thứ hai, kết hợp rất nhiều loại hóa chất để rượu trong và không có mùi…

Trong sản xuất rượu bia nước giải khát thì công nghệ và nguyên vật liệu

đầu vào là nhân tố quan trọng để quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra. Qui

trình sản xuất hiện đại kết hợp các bí quyết riêng để cho ra sản phẩm chất lượng, Các công ty liên tục đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất bằng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để có những sản phẩm đầu ra chất lượng, năng suất cao. Bên cạnh đó nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ví dụ như để sản xuất bia Hà Nội có vị riêng, đặc trưng không chỉ nhờ vào bí quyết truyền thống lâu đời kết hợp với phương pháp lên men cổ truyền, các nguyên liệu chất lượng ổn định, mà đặc biệt là nhờ nguồn nước quý giá, phù hợp sản xuất bia, được người Pháp thăm dò, khảo sát chất lượng nước tại 183 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, nhiều nguyên liệu sản xuất được nhập từ nước ngoài như lúa mạch để sản xuất bia, hay công ty Tribeco Bình Dương thì nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sữa đậu nành từ

canada,…

Khi tiến hành sản xuất rượu, bia, nước giải khát các công ty sử dụng nguồn tài nguyên nước rất nhiều, đồng thời tạo ra nhiều chất thải và gây ô

nhiễm cho môi trường trong sản xuất, nước thải bia là có hàm lượng các chất

hữu cơ protein và cacbonnateous cao (nước thải lọc bã hèm trong công nghệ, nước thải lọc dịch đường, nước thải của các thiết bị giải nhiệt được coi là sạch nhưng có nhiệt độ cao 40-45oC có thể có lượng dầu mỡ ….). Trong sản xuất bia

công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này san nhà máy khác, sự khác nhau có thể chỉ là phương pháp lên men nổi hay chìm. Sự khác nhau cơ bản là lượng nước sử

37

dụng cho mục đích rửa chai, máy móc thiết bị, sàn nhà, số lượng công nhân sử

dụng nước cho sinh hoạt,… Điều này dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng

các chất ô nhiễm của các nhà máy bia khác nhau. Mặt khác đa phần các công ty rượu bia nước giải khát thường không nằm trong khu công nghiệp, vì vậy việc xử lý chất thải tránh gây ô nhiễm môi trường là vấn đề cần phải quan tâm.

Sản xuất rượu bia là ngành chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: rượu bia là những

sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành bia – rượu – nước giải khát để đảm bảo sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội.

Tổng Cục Thuế vừa có công văn Số: 5371/TCT- CS V/v triển khai thực hiện Luật thuế TTĐB ngày 31 tháng 12 năm 2009 gửi cục thuế các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc triển khai thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới. Theo đó đối với mặt hàng rượu chia ra thành rượu từ 20 độ trở lên và rượu dưới 20 độ: Rượu từ 20 độ trở lên sẽ áp dụng mức thuế 45% cho giai đoạn từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2012. từ ngày 1/1/2013 trở đi mức thuế suất được nâng lên thành 50% . Còn đối với loại rượu dưới 20 độ, từ ngày 1/1/2010, mức thuế suất áp dụng là 25%. Đối với mặt hàng bia, giai đoạn từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày 31/12/2012, thuế suất áp dụng là 45%. Giai đoạn từ ngày 1/1/2013 trở đi, thuế suất áp dụng là 50%. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia là giá chưa có thuế VAT không loại trừ giá trị vỏ bao bì. Mặt hàng bia lon cũng sẽ không được trừ giá trị vỏ hộp theo mức 3.800 đồng một lít như trước đây. Đối với mặt hàng bia chai, nếu cơ sở sản xuất có đặt tiền cược vỏ, thì hàng quý doanh nghiệp và khách hàng phải thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai. Số tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt.

38

2.2. Các qui định pháp lý có liên quan đến chi phí môi trường ở Việt Nam Nam

2.2.1. Các văn bản pháp quy về quản lý môi trường của Việt Nam

Cho đến nay, tại Việt Nam đã ban hành một số văn bản quản lý môi trường như:

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định 65/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

- Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc Hội về Thuế bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường;

- Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế bảo vệ môi trường;

39

- Thông tư 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Sau đây xin giới thiệu một số nội dung chính của luật bảo vệ môi trường và luật thuế bảo vệ môi trường:

2.2.1.1. Nội dung của Luật bảo vệ môi trường

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường gồm có 15 chương, 136 điều. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993. Một số nội dung chính của Luật như sau:

Luật đưa ra nguyên tắc bảo vệ môi trường là phải gắn kết hài hòa phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường khu vực, toàn cầu, phải lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm môi trường. Các đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Trong luật này Nhà nước cũng nêu lên chính sách bảo vệ môi trường của mình đó là khuyến khích, tạo điều kiện, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế thuận lợi để các đối tượng chung tay bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải. Tăng cường đào tạo, nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

40

Bên cạnh những hoạt động được khuyến khích thì luật cũng đưa ra những hành vi bị nghiêm cấm như phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, sử dụng các phương pháp công cụ huỷ diệt để khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải nguy hại khác chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn vào

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí môi trường cho các doanh nghiệp rượu bia nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)