Nhiệm vụ của Ban quản lý khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 43)

- Làm chủ đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN do ngân sách Nhà nước cấp như: đưòng giao thông, thoát nước,... (danh mục, quy mô từng dự án do UBND Thành phố quyết định);

- Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), nhóm B và C (đầu tư trong nước) đầu tư vào các KCN trình UBND Thành phố phê duyệt ;

- Giám sát việt xây dựng các KCN theo Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; hướng dẫn và quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong KCN;

- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý với UBND Thành phố các trường hợp không tuân theo Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng

KCN hoặc quy định chi tiết đã được duyệt;

- Xây dựng Điều lệ KCN trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ KH&ĐT ban hành để trình UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ KCN;

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các KCN (nhóm B, C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo ủy quyền;

- Kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và phối hợp với các cơ quan QLNN trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN;

- Thỏa thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN về giá cho thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng trong KCN; trường hợp không đạt được thỏa thuận, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết;

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan QLNN trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của KCN;

- Xây dựng kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư vào KCN trình UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các KCN trên địa bàn trình UBND Thành phố;

- Được mời tham dự các cuộc họp của cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND Thành phố bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN;

Bộ KH&ĐT và các cơ quan Nhà nước có liên quan theo quy định [43].

Bộ máy tổ chức của Ban quản lý gồm có:

+ Trưởng ban (Trưởng ban là người đứng đầu Ban, điều hành và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban).

+ Phó Trưởng ban - không quá 04 Thó trưởng ban (là người giúp việc Trưởng ban phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban).

Các phòng chức năng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương gồm có:

 Văn phòng;

 Thanh tra;

 Phòng Đầu tư;

 Phòng Xuất nhập khẩu;

 Phòng Quy hoạch - Xây dựng;

 Phòng Tài nguyên và Môi trường;

 Phòng Lao động;

 Phòng Doanh nghiệp;

 Phòng Công nghệ cao;

 Đại diện Ban Quản lý tại các khu công nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp

+ Trung tâm Giới thiệu việc làm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ban Quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; + Trung tâm Thông tin và xúc tiến đầu tư;

2.2. Thƣ̣c tra ̣ng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiê ̣p Hà Nô ̣i

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 43)