Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 37)

1.3.2.1. Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương với kết quả quản lý Nhà nước các doanh nghiệp KCN

Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất, số lượng KCN nhiều nhất, một trung tâm công nghiệp phát triển của cả nước, không kể hai KCN Việt Nam - Singapore I, II, riêng các KCN thuộc phạm vi quản lý của tỉnh đến nay gồm có 27 KCN, trong đó hiện có 24 KCN đang hoạt động. Đến nay, các KCN tỉnh Bình Dương có 1010 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó 704 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,5 tỷ USD và 306 dự án đầu tư trong nước.

Công tác QLNN của BQL đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN đã có bước phát triển toàn diện, từ công tác quản lý xây dựng, quản lý lao động doanh nghiệp đến các lĩnh vực quản lý hoạt động, bảo vệ môi trường… Trong đó, BQL chú trọng công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện những quy định của Nhà nước… đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp trong việc chấp hành những quy định của pháp luật; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

Về công tác quản lý xây dựng: Hiện trong các KCN có 163 công trình

đang xây dựng (2009), BQL đã hoàn thành nhiều phần việc: Cấp giấy phép xây dựng; tổ chức kiểm tra; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình; tiến hành xác nhận hợp đồng thuê lại đất; xác nhận hợp đồng thế chấp đất và tài sản trên đất; xác định hợp đồng chuyển nhượng. Nhờ hoàn tất khối lượng công việc quản lý trên đây, BQL góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý tiếp tục thực hiện các dự án đi vào hoạt động hiệu quả.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án, BQL thường phải chủ động hướng dẫn các thủ tục khi doanh nghiệp chuẩn bị bước vào hoạt động chính thức, hay khi doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc làm thủ tục giải thể, có tranh chấp hợp đồng kinh tế… Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc thường xuyên kiểm tra mà BQL hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh, hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện…

Trong sản xuất, kinh doanh thường phát sinh không ít vướng mắc, khó khăn, các doanh nghiệp luôn yêu cầu BQL trợ giúp, nhất là về các thủ tục cần thiết để doanh nghiệp sớm chính thức đi vào hoạt động… Qua những buổi làm việc với doanh nghiệp, đoàn công tác của BQL đã hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục được hỗ trợ vay vốn để trả nợ lương người lao động, nợ bảo hiểm xã hội và hướng dẫn giải quyết các chế độ cho người lao động thôi việc; hướng dẫn các thủ tục giải thể trước thời hạn như trong việc giải thể của công ty trách nhiệm hữu hạn EZ Sport Vina, Golden Fish; hướng dẫn thủ tục xin tạm ngừng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn Damool Vina,…

và hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ Luật lao động. Trong đó, bộ phận quản lý lao động thuộc BQL thường xuyên theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện những quy định về sử dụng lao động, như cấp sổ lao động, cấp mới và gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài; hướng dẫn và đôn đốc doanh nghiệp xây dựng nội quy lao động, ký kết thỏa ước lao động… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Lao động trong các doanh nghiệp, nắm tình hình và có biện pháp giải quyết các tranh chấp lao động.

Triển khai những mặt công tác chủ yếu trên đây, BQL các KCN tỉnh Bình Dương còn coi trọng phối hợp vơi Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với những doanh nghiệp có nhiều sai phạm (giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm…), tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án quan trọng…

Tỉnh Bình dương còn đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, ban hành quy trình xử lý công việc và công khai thủ tục hành chính, các loại phí và lệ phí theo quy định; hoàn thành việc xây dựng tổ chức công việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng KCX, KCN theo cơ chế “một cửa” tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm mới thành lập KCX - KCN Thành phố Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn. Việc quyết định làm theo mô hình nào? học ai? học cái gì? là những câu hỏi vô cùng hóc búa vì chưa có nơi nào trong nước đã làm qua mô hình này. Nhất là trong tình hình đất nước ta vừa mới bước vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới tư duy. Chủ trương thành lập KCX- KCN ra đời năm 1987, sau Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhằm thu hút đầu tư, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đã được Trung ương Đảng chọn thí điểm mô hình này để hình thành KCX Tân Thuận, là mô hình sản xuất tập trung thu hút hiệu quả vốn đầu tư đầu tiên của cả nước.

Bài học về thu hút vốn, trong thời điểm đó, ngân sách nhà nước thiếu,

nên phải biết huy động vốn từ các doanh nghiệp, từ các nhà đầu tư nước ngoài. Quan trọng nhất là tạo điều kiện về cơ chế, về GPMB... Kinh nghiệm của Thành phố là phải có một số vốn ban đầu để “mồi”, tối thiểu là phải hoàn thiện công tác GPMB, tiến đến san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng cả trong và ngoài KCX- KCN. Cụ thể tại KCX Tân Thuận, Thành phố phải mượn 6 triệu USD của đối tác để GPMB. Thực tế là nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn chủ yếu hình thành nên khu đô thị phía Nam hiện nay của Thành phố, cụ thể các doanh nghiệp Đài Loan đã xây dựng KCX Tân Thuận, khu đô thị Phú Mỹ Hưng...

Bài học về GPMB, là vấn đề khó nhất trong xây dựng công trình, xây dựng KCX- KCN. Phải thấu hiểu những khó khăn của người dân khi phải di dời, thay đổi nơi ăn chốn ở, thay đổi việc làm... Một số nơi thì Nhà nước khoán trắng cho chủ đầu tư, một số nơi thì lời hứa không được thực hiện đầy đủ, nói một đằng làm một nẻo, đền bù không thỏa đáng, không bảo đảm được cuộc sống mới cho người dân phải di dời. GPMB phải nghĩ đến quyền lợi của người dân, động viên lòng yêu nước, trong cái lợi chung của đất nước phải nghĩ đến cái lợi riêng của mỗi hộ dân.

1.3.2.3. Cách làm của tỉnh Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành những nghị quyết và chính sách ưu đãi (ngoài những ưu đãi của Chính phủ) như Quyết định 60/QĐ-UBND ngày 26/6/2001, trong đó nêu rõ Bắc Ninh sẽ tạo điều kiện thuê đất cho các nhà đầu tư với giá thấp nhất theo khung giá đất KCN do tỉnh quy định. Cụ thể nhà đầu tư được miễn giảm tiền thuê đất 10 năm đầu và giảm 50% trong những năm còn lại của dự án. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp trong nước, khi đến đầu tư ở KCN của tỉnh thì được xem xét hỗ trợ từ 10-30% giá đền bù thiệt hại về đất, được hỗ trợ về vốn đầu tư bằng 30% số thuế giá trị gia tăng nộp ngân

nộp cho 1 năm và hỗ trợ 50% cho 2 năm tiếp theo. Ví dụ giá thuê đất KCN Tiên Sơn là 150đồng/m2/năm (tương đương với 0,01 USD) chưa có cơ sở hạ tầng và 0,3 USD/m2/năm có cơ sở hạ tầng [29, tr.109].

1.3.3. Bài học rút ra trong công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội

Từ cách QLNN các KCN của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, ta có thể chỉ ra những nhân tố làm nên tính hẫp dẫn của các KCN.

Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hẫp dẫn của KCN

Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 2006 [31, tr.163].

Căn cứ vào những nhân tố trên, Thành phố Hà Nội cần tham khảo để có định hướng và giải pháp QLNN đối với các KCN cho phù hợp, làm tăng tính

Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong

Vị trí địa lý

Cơ sở hạ tầng bên ngoài

Chất lượng dịch vụ bên ngoài KCN

Giá cho thuê đất

Khả năng tuyển dụng của lao động qua

đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp điện

Xử lý nước, rác thải Cấp nước

Thuế và các ưu đãi khác chính quyền địa phương

Quyết định chọn

địa điểm của nhà

đầu tƣ

Giá công nhân

Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ Cơ sở hạ tầng trong KCN Tính hẫp của KCN

Thaí độ của công chức địa phương

hẫp dẫn của các KCN, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Hà Nội trong công tác QLNN theo các hướng sau:

Thứ nhất, phải duy trì sự ổn định về môi trường chính trị thông qua

những cam kết của Nhà nước và thành phố về cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy nhanh tốc độc cải cách thủ tục hành chính trước hết là thủ tục hải quan và cấp phép đầu tư.

Thứ hai, coi trọng công tác đánh giá đúng thế mạnh của thành phố. Từ

đó, quy hoạch tổng thể KCN có cơ sở khoa học và thực tiễn; cần bảo đảm sự cân đối về cơ cấu đầu tư trong KCN; phải cung cấp cho KCN lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn phù hợp; thực hiện tốt công tác đền bù và GPMB; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Thứ ba, tạo thuận lợi cho hoạt động cung ứng các dịch vụ xã hội cho sự

phát triển KCN; bảo đảm tốt vấn đề môi trường trong và ngoài KCN.

Thứ tư, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.

Thứ năm, quy hoạch phát triển các KCN Thủ đô phải được đặt trong quy

hoạch chung về phát triển Thủ đô trong dài hạn, nhất là trong việc lụa chọn ngành sản xuất, kinh doanh bảo đảm yêu cầu của một Thủ đô xanh, sạch đẹp.

Thứ sáu, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến KCN không thể vượt rào

ra ngoài các quy định chung của Chính phủ, nhưng có thể vận dụng linh hoạt để tăng sức hập dẫn thu hút mạnh nhưng nhà đầu tư chiến lược theo đúng những ngành sản xuất, kinh doanh mà quy hoạch chung của Thủ đô yêu cầu.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

2.1. Giới thiê ̣u về Ban quản lý các khu công nghiê ̣p và chế xuất Hà Nô ̣i

2.1.1. Vị trí, chức năng của Ban quản lý

- Vị trí của BQL: BQL các KCN và chế xuất (KCN& CX) Thành phố Hà Nội thành lập theo Quyết định số 1463/QĐ-TTg, ngày 10/10/2008 Về việc thành lập BQL các KCN và KCX Hà Nội [9].

- Chức năng của BQL: Theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, ngày 27/04/2009, số: 63/2009/QĐ-UBND. BQL là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố, thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với các KCN, KCX trên địa bàn Thành phố Hà Nội; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư trong các KCN, KCX… trên địa bàn Thủ đô theo quy định của pháp luật [43].

2.1.2. Nhiệm vụ của Ban quản lý khu công nghiệp

- Làm chủ đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN do ngân sách Nhà nước cấp như: đưòng giao thông, thoát nước,... (danh mục, quy mô từng dự án do UBND Thành phố quyết định); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), nhóm B và C (đầu tư trong nước) đầu tư vào các KCN trình UBND Thành phố phê duyệt ;

- Giám sát việt xây dựng các KCN theo Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; hướng dẫn và quản lý chất lượng các công trình xây dựng trong KCN;

- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý với UBND Thành phố các trường hợp không tuân theo Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng

KCN hoặc quy định chi tiết đã được duyệt;

- Xây dựng Điều lệ KCN trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ KH&ĐT ban hành để trình UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ KCN;

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các KCN (nhóm B, C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo ủy quyền;

- Kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và phối hợp với các cơ quan QLNN trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN;

- Thỏa thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN về giá cho thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng trong KCN; trường hợp không đạt được thỏa thuận, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết;

- Là đầu mối phối hợp với các cơ quan QLNN trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của KCN;

- Xây dựng kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư vào KCN trình UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các KCN trên địa bàn trình UBND Thành phố;

- Được mời tham dự các cuộc họp của cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND Thành phố bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN;

Bộ KH&ĐT và các cơ quan Nhà nước có liên quan theo quy định [43].

Bộ máy tổ chức của Ban quản lý gồm có:

+ Trưởng ban (Trưởng ban là người đứng đầu Ban, điều hành và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban).

+ Phó Trưởng ban - không quá 04 Thó trưởng ban (là người giúp việc Trưởng ban phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban).

Các phòng chức năng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương gồm có:

 Văn phòng;

 Thanh tra;

 Phòng Đầu tư;

 Phòng Xuất nhập khẩu;

 Phòng Quy hoạch - Xây dựng;

 Phòng Tài nguyên và Môi trường;

 Phòng Lao động;

 Phòng Doanh nghiệp;

 Phòng Công nghệ cao;

 Đại diện Ban Quản lý tại các khu công nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp

+ Trung tâm Giới thiệu việc làm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ban Quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; + Trung tâm Thông tin và xúc tiến đầu tư;

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 37)