- Tăng cường công tác thẩm định dự án của BQL các KCN Hà Nội . Cần thẩm định chặt chẽ trình độ công nghệ dây chuyền sản xuất cũng như các thiết bị máy móc sản xuất của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp nhập máy móc đã qua sử dụng cần phải kiểm định chất lượng , máy còn mới và chưa lạc hậu mới được phép đưa vào sản xuất . Hỗ trơ ̣ về mă ̣t tài chính , vâ ̣t chất hoă ̣c nhân lực cho các doanh nghiệp có các dự án đổi mới công nghê ̣ . Hình thức cấp vốn thu hồi, cấp vốn theo đề tài cần được tiếp tục duy trì .
- Để phát triển các KCN Hà Nội đồng bộ, công tác QLNN đối với các KCN cần có sự đổi mới về phương thức điều hành, tổ chức bộ máy QLNN; cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Trung ương và Hà Nội. Đặc biệt, cần chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật, quy hoạch của cả cơ quan QLNN, cán bộ, công chức Nhà nước và cả doanh nghiệp KCN. Tham khảo mô hình QLNN về KCN từ cấp thành phố đến cấp cơ sở [12, tr.168] theo hình 3.2.
UBND Thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản của BQL KCN&CX Thành phố và Các sở, ban, ngành trực thuộc Thành phố. Cùng phối hợp với các cơ quan này trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát…hoạt động của BQL dự án KCN và KCN.
UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng uỷ quyền cho BQL KCN&CX Thành phố trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát…hoạt động của BQL dự án KCN và KCN.
Hình 3.2. Mô hình QLNN các KCN ở Hà Nội
BQL KCN cần phải hoạt động có hiệu quả, thủ tục hành chính gọn nhẹ. phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sự phân cấp giao quyền quản lý của cấp trên cho BQL đến thời gian và thủ tục cấp phép.
+ Sự phối hợp tốt hoạt động giữa BQL KCN với các cơ quan đóng trong địa phương.
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nước hỗ trợ về mặt tổ chức hành chính.
+ Khả năng và trình độ quản lý của bộ máy quản lý KCN. Khả năng chủ động đưa ra hoặc đề xuất áp dụng các biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư vào các KCN của từng BQL.
Các sở, ban, ngành trực thuộc Thành phố phối hợp gián tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát… hoạt động của BQL dự án KCN và KCN. Đồng thời, đề nghị và phối hợp với các cấp có thẩm quyền đề ra những chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư vào KCN.
UBND Thành phố Hà Nội BQL KCN&CX Thành phố Các sở, ban, ngành trực thuộc Thành phố BQL dự án KCN CNN KCN và CCN
- Nâng cao tính tính hấp dẫn của các KCN. Thành phố cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thông qua việc hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, đưa ra khung chính sách ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN theo định hướng phát triển Hà Nội bền vững. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng: hạ tầng giao thông, năng lượng, nước sạch, thông tin liên lạc, và duy trì các dịch vụ hạ tầng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN, trong đó bao gồm việc giảm chi phí thu hồi đất, GPMB.