0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 25 -25 )

nghiệp ở Việt Nam

Quy chế KCN, KCX do Chính phủ ban hành cùng với các luật hiện hành cho thấy tầm quan trọng của việc quy hoạch, xây dựng và vận hành các KCN. Đồng thời, tạo môi trường pháp lý tương đối rõ ràng và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động và bảo đảm công tác QLNN đối với KCN.

- Hệ thống tổ chức QLNN đối với các KCN từ năm 2000 trở về trước:

Ở cấp Trung ương:

Chính phủ thống nhất QLNN KCN trong cả nước bằng các công cụ

quản lý vĩ mô và thẩm quyền quyết định những vấn đề chung.

Thủ tướng Chính phủ: Chỉ đạo và trực tiếp quyết định những vấn đề

thuộc chức trách và thầm quyền đối với KCN, từ phê duyệt quy hoạch tổng thể các dự án đầu tư, quyết định thành lập KCN, quyết định thành lập các BQL KCN cấp tỉnh, quyết định thành lập BQL KCN Việt Nam, quyết định chức trách, thẩm quyền QLNN đối với KCN cho các bộ, ngành Trung ương và UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có KCN.

KCN, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP của Chính phủ và sự phân công trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.

Ở cấp địa phương:

UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có KCN thực hiện chức năng QLNN đối

với KCN trên địa bàn, BQL KCN cấp tỉnh trực tiếp quản lý KCN theo Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành theo Nghị định 36/CP của Chính phủ.

Tại mỗi KCN, đại diện BQL KCN cấp tỉnh trực tiếp làm đầu mối và xử

lý các vấn đề cụ thể theo Quy định của BQL KCN cấp tỉnh. Nhưng BQL KCN cấp tỉnh cũng không trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố và cũng không thuộc bất cứ Bộ, ngành nào ở Trung ương.

Ưu điểm cơ bản của mô hình tổ chức quản lý KCN trước năm 2000 là:

Có tổ chức và rõ đầu mối tổng hợp và phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng QLNN đối với KCN trong cả nước. Đó là BQL KCN Việt Nam.

Nhược điểm của mô hình tổ chức này: Chưa phân định được rõ cơ sở

pháp lý về chức năng, thẩm quyền cũng như tính chất của loại mô hình tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do vậy, có sự lẫn lộn hoặc đồng nhất giữa chức năng, thẩm quyền của các cơ quan do Quốc hội và Chính phủ thành lập đối với BQL KCN Việt Nam; Đối với BQL KCN cấp tỉnh trước năm 2000 cũng không xác định rõ vị trí tổ chức trực thuộc cấp quản lý nào, mà tách riêng ra từng lĩnh vực liên quan đến các Bộ, ngành chức năng quản lý. Do đó, hiệu lực chỉ đạo, điều hành thấp, nhiều khi vướng mắc khó xử lý công việc cụ thể, đặc biệt mối quan hệ giữa BQL KCN cấp tỉnh với các sở, ban ngành của tỉnh trong việc quản lý KCN, nhiều công việc chồng chéo, gây phiền hà và khó khăn cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Hình 1.1. Hệ thống tổ chức quản lý KCN từ năm 2000 trở về trước

Hình 1.1 Hệ thống tổ chức quản lý khu công nghiệp từ năm 2000 trở về trước - Hệ thống tổ chức QLNN đối với các KCN từ năm 2000 đến nay.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh tổ chức như sau: Chuyển giao BQL KCN Việt nam về Bộ KH&ĐT, tổ chức sắp xếp lại đầu mối này vào vụ Quản lý KCN, KCX thuộc Bộ KH&ĐT; Đối với các BQL KCN cấp tỉnh: phân cấp và chuyển giao cho UBND cấp tỉnh nơi có KCN trực tiếp quản lý về đầu mối tổ chức; về cơ bản, các bộ, ngành Trung ương, UBND cấp

Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp của các cơ quan

Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước

UBND CẤP TỈNH THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ BAN QUẢN LÝ KCN CẤP TỈNH KHU CÔNG NGHIỆP BAN QUẢN LÝ KCN VIỆT NAM

tỉnh nơi có KCN vẫn thực hiện chức trách, thẩm quyền QLNN đối với KCN theo quy chế KCN, KCNC ban hành theo Nghị định 36/CP của Chính phủ.

Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm trong mô hình quản lý

trước đó và điều quan trọng hơn là thực hiện được sự phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và các Ban quản lý KCN cấp tỉnh đối với một số vấn đề thực hiện nhiệm vụ QLNN tại KCN trên địa bàn cấp tỉnh. Bước đầu tạo ra hướng mới và có cách nhìn tổ chức quản lý và phát triển KCN một cách thực tế và có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Nhược điểm: Mô hình tổ chức quản lý KCN hiện tại ở cấp Trung ương

không rõ và mờ nhạt về đầu mối tổ chức chuyên trách, thực hiện quyền quản lý KCN. Các BQL KCN cấp tỉnh về cơ bản vẫn chưa xác định được rõ tính chất, loại hình tổ chức cơ quan này có thuộc cơ quan QLNN hay không, nên vẫn thực hiện công việc quản lý đối với KCN theo cơ chế ủy quyền của các bộ, ngành Trung ương.

Theo mô hình này, tuy có Vụ quản lý KCN, KCX trong bộ máy tổ chức của Bộ KH&ĐT, nhưng loại hình tổ chức này không có tư cách pháp nhân công quyền và không đủ thực quyền, chủ yếu làm chức năng tham mưu, nên khó có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng tăng và phức tạp của KCN (Hình 1.2) [29, tr.97].

Hình 1.2. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước KCN từ năm 2000 đến nay

Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp của các cơ quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 25 -25 )

×