Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong việc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 89)

việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước hết các cơ sở đào tạo phải xác định lại các mục tiêu đào tạo ngắn hạn, dài hạn và trình độ cần đào tạo. Đó là những công nhân, kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ tiên tiến đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng ngành nghề, có tác phong công nghiệp cao, có đủ năng lực thực thi công việc được giao.

+ Cần chuẩn hóa và tập trung củng cố, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,

nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề. Thường xuyên mời những chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có trình độ, cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại tham gia giảng dạy, qua đó có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên cơ hữu.

+ UBND Thành phố Hà Nội cần tập trung đầu tư cho một số trường nghề trọng điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nhà xưởng thực hành, đổi mới giáo trình, giáo án, đổi mới tư duy dạy học...

+ Thực hiện liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp (doanh nghiệp gửi người lao động đến trường để học nghề; cơ sở dạy nghề gửi học sinh đến các doanh nghiệp để thực hành nghề...), nhằm góp phần giảm khoảng cách giữa học và hành; tạo điều kiện cho người học tiếp cận và thích ứng nhanh được với công nghệ của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho người học nghề có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn.

- Giải pháp về tiền lương, phối hợp với các công ty hạ tầng các KCN tổ

chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Lao đông Thương binh xã hội về cách thức xây dựng thang bảng lương. Giải pháp được các doanh nghiệp đưa

ra là cần dùng biện pháp kinh tế kết hợp với xây dựng văn hóa, tạo không khí làm việc thân thiện để giữ chân người lao động.

- Vấn đề nhà ở cho công nhân, Thành phố cần phải có văn bản hướng

dẫn cụ thể thống nhất để khi quy hoạch KCN, phải quy hoạch xây dựng khu nhà ở công nhân cũng như các chức năng phục vụ công cộng đơn thuần khác. Thành phố cần phối hợp với Hiệp hội ngân hàng để tạo cơ chế cho vay với lãi xuất thấp và bằng nguồn vốn ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng, hỗ trợ chi phí để bảo dưỡng duy tu nhà ở cho công nhân, trong các KCN bằng cách giảm thuế doanh nghiệp từ 5 - 8 năm, giảm hoặc miễn thuế đất từ 8 - 10 năm, miễn thuế giá trị gia tăng nhằm giảm thiểu giá thuê nhà/m2

để cho người công nhân có thể thuê được.

+ BQL KCN cần kết hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo cụ thể đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động ký hợp đồng hoặc trực tiếp người lao động ký hợp đồng thuê nhà ở.

+ Khuyến khích người công nhân mua nhà trả góp, giao quyền sở hữu nhà cho họ.

+ BQL Hà Nội cần xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm tiến độ và chất lượng các công trình.

+ Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê thành lập mô hình Hợp tác xã dịch vụ cho thuê nhà ở.

+ Đối với các khu ở tập trung (nhà chung cư), việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải do ngân sách trung ương và địa phương đảm nhận theo tỷ lệ 50/50. Thực hiện nguyên tắc xã hội hóa kết hợp với nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương, góp phần tăng nguồn cung về nhà ở để bình ổn thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 89)