0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Yêu cầu kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu công

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

công nghiệp ở nước ta

Thứ nhất, tổ chức QLNN KCN phải hợp lý, rõ đầu mối, đủ thực quyền

và trách nhiệm để đảm đương những nhiệm vụ quản lý các đơn vị cơ sở đa dạng cấu thành KCN, KCX thuộc nhiều loại hình khác nhau, như: QLNN (BQL); quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhiều ngành nghề khác nhau (các doanh nghiệp); doanh nghiệp sự nghiệp có thu (một số công ty phát triển hạ tầng KCN); quy mô rất đa dạng đã và sẽ hình thành trong KCN.

Thứ hai, phản ánh được tính “đặc thù” của đối tượng quản lý nhưng

Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp của các cơ quan

Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước

UY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANH BỘ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ ( VỤ QUẢN LÝ KCN& KCX) BAN QUẢN LÝ KCN CẤP TỈNH CÁC KCN

CHÍNH PHỦ

phải gắn chặt với hệ thống tổ chức quản lý kinh tế quốc dân thống nhất. Tính “đặc thù” của KCN đòi hỏi phải có mô hình tổ chức quản lý “đặc biệt” thể hiện vị trí, tính chất, loại hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ.

Thứ ba, tổ chức quản lý phải gọn nhẹ, theo nguyên tắc “một cửa, tại

chỗ”, tính độc lập cao, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, khả năng xử lý mau lẹ, nhằm tạo được sự hấp dẫn thu hút đầu tư (nhất là FDI) vào KCN.

Thứ tư, bộ máy tổ chức phải đủ trình độ và năng lực điều hành, quản lý

những vấn đề sản xuất, kinh doanh và sản phẩm kỹ thuật cao của các ngành công nghiệp có tầm quốc tế [28, tr.51].

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về

KCN, KCX ở Việt Nam” do vụ Quản lý KCN, KCX (Bộ KH&ĐT) chủ trì và được Hội đồng

khoa học Bộ KH&ĐT nghiệm thu năm 2002 trên cơ sở phân tích những mặt mạnh yếu của mô hình QLNN KCN đã thống nhất với phương án về mô hình tổ chức QLNN về KCN (Hình 1.3) như sau:

Lập cơ quan đầu mối ở Trung ương trực thuộc Bộ KH&ĐT, quản lý KCN. Đó là cục Quản lý KCN. Cục quản lý KCN trực thuộc bộ KH&ĐT, cấp dưới của cục là các BQL KCN cấp tỉnh. Như vậy, BQL KCN cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo song trùng của UBND cấp tỉnh và cục Quản lý KCN của Bộ KH&ĐT [29, tr.171].

Tuy nhiên, cho đến nay thực tế vẫn duy trì Vụ quản lý các KCN và KCX trực thuộc Bộ KH&ĐT như trước đây, chưa có gì thay đổi cho phù hợp với tình hình mới của đất nước cũng như xu thế quốc tế hóa các nền kinh tế trên thế giới.

Hình 1.3. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam được Hội đồng khoa học Bộ KH&ĐT nghiệm thu năm 2002

Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp của các cơ quan

Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước

1.3. Bài học kinh nghiệm của thế giới và trong nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển các khu công nghiê ̣p

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Phát triển khu công nghiệp ở Đài Loan

Đài loan có nhiều điểm tương đồng với nước ta: Điểm xuất phát là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cây trồng chủ yếu là câu mía và lúa nước. Đài

Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp của các cơ quan

Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước

UBND CẤP TỈNH

CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ ( CỤC QUẢN LÝ KCN)

BAN QUẢN LÝ

KCN CẤP TỈNH

CÁC KCN

Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo, đất hẹp người đông (diện tích Đài loan khoảng 36.000 km2, chủ yếu là đất đồi núi; dân số hơn 20 triệu người, trình độ học vấn cao), tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế trong nước vào hoạt động ngoại thương rất lớn. Đài Loan thực hiện một “cơ cấu kinh tế hướng ngoại”. Với sự giúp đỡ của Mỹ từ giai đoạn 1953- 1962, Đài Loan đã chọn cho mình một phương thức thích hợp để phát triển công nghiệp và tiến hành CNH, trong đó có áp dụng các mô hình phát triển KCN. KCN đầu tiên của Đài Loan bắt đầu được xây dựng ở Kulung năm 1960, đến năm 1991 Đài Loan đã có 95 KCN với tổng diện tích 13.000 ha. BQL KCN cung cấp cả kết cấu hạ tầng đồng bộ và phương tiện hỗ trợ cơ bản khác để thu hút các nhà đầu tư. Đài Loan, chủ trương phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động. Các xí nghiệp trong thời kỳ đầu vẫn chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ là phổ biến và được xây dựng tập trung ở các khu vực nhất định theo quy định của chính quyền. Đài Loan, đã cho xây dựng ở những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển những KCN có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào đây.

Về công tác quy hoạch xây dựng và phát triển KCN.

Trung ương căn cứ vào điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng kết hợp với việc dự đoán, đánh giá xu hướng phát triển khoa học - kỹ thuật, công nghệ; triển vọng thị trường thế giới với tầm nhìn 10 - 20 năm để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân; định hướng phát triển ngành nghề và không gian phát triển các khu vực. Đồng thời bộ Kinh tế cũng ban hành những quy định, chỉ dẫn quản lý việc triển khai xây dựng KCN ở các địa phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển của từng vùng, các nhà đầu tư sẽ xác định khả năng xây dựng KCN với quy mô thích hợp trong từng vùng và quy hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền

bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể vừa phù hợp với thực tế ở địa phương, làm cho tính khả thi của dự án cao hơn.

Trong yêu cầu đối với phát triển một KCN, phải gắn với việc hình thành và phát triển đô thị xung quanh KCN, bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động của các xí nghiệp trong KCN. Theo quy định, cứ 3 năm một lần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá lại tính phù hợp quy hoạch KCN so với thực tế, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến môi trường.

Tổ chức bộ máy QLNN đối với các KCN.

Trong thời kỳ đầu mới phát triển, Nhà nước thống nhất quản lý đối với KCN trong cả nước. Khi mọi hoạt động của KCN đã đi vào nề nếp, Nhà nước tiến hành phân cấp quản lý. Mô hình quản lý hiện nay là kết quả của 30 năm xây dựng và phát triển KCN ở Đài Loan. Giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” rất minh bạch: người có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một nơi, ở đó sẽ được thông báo công khai tiến trình, thời hạn xử lý công việc. Nơi nhận hồ sơ sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc, xử lý công việc ở các khâu theo đúng lịch hẹn và trả kết quả cho người có nhu cầu.

Việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và đầu tư vào KCN. Trong

việc chỉ đạo thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Đài Loan luôn dựa vào phương châm: Nhân dân có việc làm với thu nhập thỏa đáng, Nhà nước thu được nhiều thuế và nhà đầu tư nước ngoài có lãi. Phương châm này chi phối việc xây dựng chính sách, luật pháp (bảo đảm tính đồng bộ của các quy định pháp luật, thủ tục đơn giản, ưu đãi về thuế, cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, bảo đảm quyền sở hữu,…) bảo đảm tính ổn định về pháp luật đầu tư, trung bình khoảng 7 năm mới có sự sửa đổi, bổ sung; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh tốt, chính trị ổn định. Thực tế sự phát triển của Đài Loan trong những năm 60 - 80 của thế kỷ XX đã chứng minh sự đúng đắn của phương châm này. Trong giai đoạn 1950 - 1990, bình quân GDP tăng 8,9%/năm, cứ 8 năm nền kinh tế lại tăng gấp 2 lần.

1.3.1.2. Phát triển khu công nghiệp ở Thái Lan

Năm 1960, Thái Lan là nước nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 38% GDP và 82% lao động toàn xã hội, công nghiệp chiếm 13% GDP. Qua ba thập kỷ CNH, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 10% GDP, thay vào đó là sự phát triển của công nghiệp 34% GDP, 70% giá trị xuất khẩu do ngành công nghiệp đóng góp (chủ yếu là công nghiệp chế tạo).

Trước một thực tế là các doanh nghiệp công nghiệp hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ, tập trung quá lớn ở Băngkok và một số tỉnh lân cận, gây sức ép về phát triển hạ tầng, nhất là giải quyết vấn đề giao thông, bảo vệ môi trường sinh thái, nhà ở của công nhân, vấn đề xã hội và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Từ năm 1970, Thái Lan phát triển mô hình KCN. Các mô hình này mang tính tổng hợp bao gồm: KCN, KCX và các khu dịch vụ. Khác với mô hình của Đài Loan và Malaysia, KCX Thái Lan không nằm tách biệt mà là một bộ phận nằm trong KCN tập trung. Ở Thái Lan có hai loại hình KCN: Một loại là KCN tập trung, trong đó các xí nghiệp sản xuất hàng hóa công nghiệp tiêu thụ trong nước, thường là các xí nghiệp công nghiệp nặng; một loại KCN khác, chia thành 2 khu vực: KCN tổng hợp và Khu chế biến xuất khẩu.

Trong tương lai, Thái Lan sẽ xây dựng KCN theo mô hình mới bao gồm cả khu thương mại (các hoạt động dịch vụ và thương mại: Ngân hàng, bưu điện, các dịch vụ sung ứng thường xuyên và các hoạt động hỗ trợ khác phục vụ cho các ngành công nghiệp hoạt động trong KCN), khu dân cư (dành cho mục đích sinh hoạt, ăn ở của người lao động làm công và người quản lý).

KCN ở Thái Lan được coi như là khu vực ưu tiên. Chính phủ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hưởng một số chính sách ưu đãi, nhằm hướng vào việc mở rộng ra ngoài Băngkok. Đầu tư vào đây, các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa. Ưu đãi tài chính được xác định theo ngành của vùng nhận ưu đãi. Nhìn chung, các ngành cần

ngành nông nghiệp được quy hoạch xa Băngkok và 5 tỉnh lân cận.

Cơ chế quản lý dịch vụ “một cửa” ở Thái Lan đối với KCN hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN xin ưu đãi và các thủ tục liên quan tại Cục KCN Thái Lan gọi là IEAT (Industrial Estate Authority of Thailan) có đại diện của các Bộ, ngành tham gia, cơ quan thường trú đóng tại các vùng, các KCN).

Cuối thập kỷ 80, Thái Lan đã trở thành một điểm du lịch rẻ nhất và xuất sắc nhất thế giới. Vì vậy, trong quá trình phát triển KCN, Thái Lan rất chú trọng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và hạn chế tập trung KCN ở gần các trung tâm du lịch [39, tr.119].

1.3.1.3. Mô hình khu kinh tế của Trung Quốc

Ở Trung Quốc, các loại hình khu kinh tế đặc biệt: KCN, KCX, khu khai phát, khu bảo thuế, đặc khu kinh tế…gọi chung là các khu kinh tế. Việc phát triển các khu kinh tế ở đây luôn gắn chặt với phát triển cơ sở hạ tầng xã hội- gắn phát triển công nghiệp với đô thị. Nhằm tận dụng, phát huy tối đa lợi thế của đất nước và giảm sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của từng vùng. Trung Quốc đã có sự thử nghiệm chính sách ở phạm vi hẹp vừa dễ dàng thay đổi, sửa chữa, vừa phù hợp với sự eo hẹp về nguồn lực trong nước. Để đạt hiệu quả cao cần phải tập trung các nguồn lực cho một vài vùng cụ thể, lấy đó làm cơ sở, động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển - đó chính là các đặc khu kinh tế.

Năm 1979, Chính phủ Trung quốc quyết định cắt đất ở một số vùng thuộc Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu (thuộc tỉnh Quảng Đông) và Hạ Môn (thuộc tỉnh Phúc Kiến) để thành lập các khu vực đặc biệt “đặc khu xuất khẩu” nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường xuất khẩu. Năm 1980, Chính phủ Trung quốc chính thức đặt tên các khu vực này là “đặc khu kinh tế”. Tại đây được áp dụng chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, quyền sử dụng đất, thị trường sản phẩm, quản lý hành chính, tài chính tín dụng… cho các nhà đầu tư

nước ngoài. Các đặc khu kinh tế cũng có một hệ thống pháp luật và kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh.

Đặc khu kinh tế của Trung Quốc ban đầu thu hút đầu tư nước ngoài theo 5 phương thức sau: Gia công nguyên vật liệu và lắp ráp vật liệu từ nước ngoài; mậu dịch bồi hoàn; hợp tác kinh doanh; liên doanh; xí nghiệp do nước ngoài đầu tư riêng. Hiện nay, đã bổ sung một số phương thức mới: Hợp tác khai thác, cho thuê quốc tế, chuyển nhượng kỹ thuật, tín dụng, mua chứng khoán, gửi tiền ở ngân hàng Trung Quốc.

Từ năm 1983 đến năm 1985, sau thành công của các đặc khu kinh tế, để hỗ trợ và học tập kinh nghiệm của các đặc khu, Chính phủ Trung Quốc quyết định mở cửa 14 thành phố duyên hải: Đại Liên, Tân Hoàng Đảo, Thiên Tân, Yên Đài, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Thượng Hải, Ninh Hạ, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Trường giang, Bắc Hải. Đồng thời, quyết định mở cửa hoàn toàn 4 thành phố lớn hình thành khu vực kinh tế duyên hải mở: Thương Hải, Thiên Tân, Đại Liên, Quảng Châu. Mục tiêu chính là thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài để phát triển vùng duyên hải trước, sau đó sẽ đến đất liền, thực hiện lý thuyết chuyển giao kỹ thuật hai tầng.

Ở Trung Quốc, phát triển khu kinh tế theo các giai đoạn với các chiến lược rất rõ: Giai đoạn 1: Sử dụng những điều kiện có sẵn (đất, lao động, tài nguyên, chính sách khuyến kích ưu đãi…) để thu hút đầu tư nước ngoài là chủ yếu; giai đoạn 2: Nâng dần tỷ lệ nội lực của Trung Quốc để so với đầu tư

nước ngoài đạt được 50/50; giai đoạn 3: Nâng mạnh nội lực để tỷ lệ đầu tư

trong nước vượt lên trên 50%; giai đoạn 4: Đưa mạnh kỹ thuật - công nghệ

cao vào các khu kinh tế (Trung Quốc hiện đang thực hiện giai đoạn 4).

Tương ứng với mỗi giai đoạn, Chính phủ Trung Quốc có 4 khung chính sách khác nhau. Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, đặc biệt có chính sách ưu đãi

Chính phủ rút bớt dần chính sách ưu đãi và chuyển sang các loại khu kinh tế ở những vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, đẩy mạnh chiến dịch vận động tổ chức liên kết giữa các khu kinh tế với nhau tạo thuận lợi trong hỗ trợ đầu tư, trao đổi kinh nghiệm…

Về quản lý Nhà nước, Trung Quốc thành lập các cơ quan quản lý các

đặc khu và từng đặc khu có Ủy ban quản lý đặc khu. Riêng Thâm Quyến được thành lập Chính quyền nhân dân đặc khu. Nhiều KCN được chuyển thành khu khai phát (nghĩa là: Khai hóa và phát triển). Mỗi khu khai phát bảo đảm đầy đủ tiêu chí của một đơn vị hành chính. Cơ cấu chung của khu khai phát bao gồm các phân khu chức năng: KCN tập trung, thương mại, dịch vụ, đào tạo - nghiên cứu, tổ chức xã hội [29, tr.199].

1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước

1.3.2.1. Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương với kết quả quản lý Nhà nước các doanh nghiệp KCN

Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất, số lượng KCN nhiều nhất, một trung tâm công nghiệp phát triển của cả nước, không kể hai KCN Việt Nam - Singapore I, II, riêng các KCN thuộc phạm vi quản lý của tỉnh đến nay gồm có 27 KCN, trong đó hiện có 24 KCN đang hoạt động. Đến nay, các KCN tỉnh Bình Dương có 1010 dự án đầu tư còn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

×