Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 94)

Trước hết, Hà Nội phải kết hợp với các địa phương, các KCN và các

doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN. Cần kết hợp giữa việc rà soát các chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường với việc hỗ trợ các đơn vị tổ chức có liên quan để chấm dứt tình trạng ô nhiễm hiện tại.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử hành chính) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2010, với mức xử phạt tối đa lên tới 500 triệu đồng/1 hành vi (so với mức tối đa theo quy định trước đây là 70 triệu đồng/1 hành vi).

Ba là, các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng cần nâng cao trách

nhiệm bảo vệ môi trường. Hà Nội có thể khuyến khích việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải bằng việc không thu tiền thuế, phí sử dụng đất đối với diện tích dùng cho mục đích này, kể cả khu xử lý tập trung và các khu xử lý

trợ (lãi suất thấp, thưởng) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Các cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư.

Bốn là, để bảo đảm xử lý vấn đề môi trường được thuận lợi, việc quy

hoạch thành lập các KCN chuyên ngành cũng là một giải pháp hiệu quả, bởi vì nếu như trong cùng một KCN mà có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau thì công nghệ xử lý môi trường cũng đòi hỏi đa dạng, tốn kém và khó quản lý. Việc tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trong một KCN sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm tại các khu vực trong và xung quanh KCN.

Cuối cùng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường

nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.

3.3. Một số kiến nghi ̣ với lãnh đa ̣o Thành phố tiếp tục hoàn thiê ̣n vai trò quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp Hà Nội

3.3.1. Kiến nghị về cơ chế chính sách

- Đề nghị Thành phố có biện pháp cụ thể, tập trung xác định rõ mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, dự báo các giai đoạn phát triển của KCN; đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của từng khu đối với kinh tế - xã hội Thủ đô nói chung và đối với khu vực phụ cận nói riêng.

- Đề nghị Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo các điều kiện cần thiết để tập trung nâng cao chất lượng và cung cấp các dịch vụ đầy đủ, thuận tiện cho từng KCN.

- Thành phố cần tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, GPMB và triển khai dứt điểm việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.

phục vụ doanh nghiệp tất cả các khâu từ chứng nhận đầu tư đến hoạt động xuất nhập khẩu; quản lý lao động người nước ngoài và trong nước; các thủ tục về quy hoạch và xây dựng cơ bản trong các KCN giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian giao dịch. BQL các KCN Thành phố cần xây dựng mô hình tổ “một cửa” ngay tại KCN giúp các nhà đầu tư được giải quyết nhanh chóng.

- Thành phố cần nghiên cứu đề án hoàn thiện, tổ chức quản lý, thực hiện phân cấp, phân quyền cho BQL các KCN&CX Thành phố cũng như các BQL các KCN ở cấp quận, huyện.

- Bảo đảm điều kiện vật chất nơi làm việc phục vụ cho công tác chuyên môn; chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm nâng cao đời sống của cán bộ quản lý; cử người đi học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý ở các nước trong khu vực và các địa phương trong nước.

- BQL cần tiếp tục thường xuyên rà soát, cập nhật văn bản và phổ biến tập huấn thường xuyên cho doanh nghiệp các văn bản mới để thực hiện.

3.3.2. Kiến nghị về quản lý xã hội

- Cần phải hoàn thiê ̣n các chính sách an dân khi thu hồi đất.

(i) Công bố công khai và phổ biến sớm quy hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất; (ii) Thực hiê ̣n minh ba ̣ch chính sách bồi thường , thống nhất giá cả bồi thườ ng trong mô ̣t KCN; (iii) Bảo đảm chất lượng các công trình tái định cư. Xây dựng chương trình tập huấn chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị thu hồi đất.

- Nâng cao mức sống của người lao động về cả vật chất và tinh thần.

+ Xí nghiệp KCN ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam, trước hết là lao động tại nơi có KCN. Bình đẳng trong thu nhập, tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như gi áo dục , y tế, giải trí: sách báo, đài, tivi, internet....

cho công nhân, các công trình văn hoá - xã hội.

+ Tăng cườ ng xây dựng các tổ chức công đoàn trong KCN ; xây dựng tốt mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động; vận động người lao đô ̣ng tích cực tham gia công tác phòng chống tê ̣ na ̣n xã hô ̣i , bảo vệ an toàn sản xuất và an ninh trâ ̣t tự KCN .

3.3.3. Kiến nghị về quản lý môi trường

- Yêu cầu đặt ra bắt buộc đối với tất cả các KCN phải có các điều kiện đầy đủ về hạ tầng xử lý nước thải và chất thải trước khi được cấp giấy phép đầu tư.

- Thành phố có chính sách khuyến khích xây dựng các nhà máy xử lý chất thải bằng cách: không thu tiền thuế, phí sử dụng đất đối với diện tích dùng cho mục đích này. Thành phố nên có cơ chế hỗ trợ (lãi suất thấp, thưởng) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

- Thành phố cần quy hoạch , thành lập các KCN chuyên ngành. Tăng tính liên kết của các doanh nghiệp trong KCN, sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp.

- Tăng cườ ng trồng cây xanh trong các KCN . Vận đô ̣ng các doanh nghiệp và người lao đô ̣ng có ý thức bảo vê ̣ môi trường trong KCN .

- Xây dựng lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy chế di dời như: Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương cung cấp thông tin quy hoạch để các doanh nghiệp nghiên cứu, lựa chọn hình thức di dời. Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm đề xuất cơ chế, chính sách đối với các đơn vị di dời.

KẾT LUẬN

KCN là một hình thức tổ chức kinh tế sinh động, là một thực thể khách quan với những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cũng như các điều kiện chính trị - xã hội cần thiết và luôn luôn biến đổi qua từng giai đoạn. Trong quá trình tồn tại và phát triển KCN đã chứng tỏ vai trò quan trọng và sức sống của nó đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, kinh nghiệm quản lý của chúng ta chưa nhiều về vấn đề mới mẻ này. Cùng với quá trình mở cửa hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và thực hiện mục tiêu chiến lược CNH, HĐH thì việc quản lý Nhà nước đối với các mô hình KCN đặt ra như một tất yếu.

Thủ đô Hà Nội đang nỗ lực đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH nhằm chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất lao động; giải quyết việc làm; đóng góp cho ngân sách Nhà nước...

Một trong những bài toán mà Hà Nội phải giải quyết đó chính là tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN như: Công tác quy hoạch; vận động xúc tiến đầu tư; kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận hồ sơ, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các dịch vụ cung ứng cho hoạt động của KCN...

Đặc biệt trong bối cảnh quy hoạch Hà Nội mở rộng, cần coi đây là một công cụ quan trọng để đạt được những mục tiêu: chuyển dịch cơ cấu; nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp; giải quyết việc làm và ổn định tâm lý cho nông dân mất đất khi quy hoạch đô thị, KCN và các vấn đề liên quan đến môi trường...

Đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp của Hà Nội” là một vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình quản lý KCN nói chung và quản lý kinh tế quốc dân nói riêng. Trong khuôn khổ một luận

KCN ở Việt Nam. Từ đó, chỉ ra những ưu, nhược điểm của bộ máy QLNN đối với các KCN trong cả nước; trên cơ sở đó, đề xuất mô hình tổ chức mới cho phù hợp. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm của một số nước có đặc điểm tương đồng trên thế giới và một số cách làm mới của các địa phương trong nước, từ đó vận dụng vào Hà Nội.

- Phân tích thực trạng QLNN đối với các KCN của Hà Nội. Chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp và những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với các KCN Hà Nội.

Các nội dung nêu trong đề tài mới chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu của tác giả. Do điều kiện kiến thức và thời gian nghiên cứu đề tài còn có hạn chế nên khó tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn người hướng dẫn khoa học, chuyên gia công tác trong các cơ quan QLNN, các thầy cô, của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân (2004), Vai trò của KCN trong tiến trình CNH, HĐH, Kỷ

yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

2. Ban chấp hành Trung ương khoá VII (16/8/2006), “Báo cáo chính trị”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, www.cpv.org.vn.

3. Ban quản lý KCN&CX Hà Nội, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.

4. Nguyễn Quốc Bình (2005), Một số giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế - Đại học Ngoại thương.

5. Chính Phủ (28/12/1994), Nghị định số 192/CP, Về ban hành Quy chế khu công nghiệp.

6. Chính Phủ (24/4/1997), Nghị định số 36/CP, Về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

7. Chính phủ (14/3/2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Quy định về KCN, KCX và Khu kinh tế.

8. Chính phủ (5/5/2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050.

9. Chính phủ (10/10/2008), Quyết định số 1463/QĐ-TTg, Về việc thành lập

BQL các KCN và KCX Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Chính (7/6/2010), “Một số kết quả hoạt động của Các KCN - CX Hà Nội trong thời gian gần đây”, Tạp chí điện tử Khu công

tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến

sỹ Kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Lê Tuyển Cử (2003), “Quản lý nhà nước các KCN: Thành công và bất cập”, Tạp chí Sự kiện vấn đề, (12), tr.1.

13. Lê Tuyển Cử (2004), Chính sách ưu đãi và việc phát triển KCN, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (17/8/2006), Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 1996-2000”, www.cpv.org.vn.

17. Nguyễn Văn Đặng (2004), Một số vấn đề về quản lý và sử dụng đất đai

cho phát triển KCN, KCX, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN,

KCX ở các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

18. Lê Xuân Đình (2005), “Phát triển bền vững là một bảo đảm của định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (7), tr.9.

19. Lê Xuân Đình, Nguyễn Hoàng Hải (2006), “Hai mươi năm đổi mới kinh tế: nhìn lại để biết chúng ta đang ở đâu, tiếp tục đi lên như thế nào?”,

Tạp chí Cộng sản, (2 +3), tr.13, tr.7.

20. Lê Xuân Đình (2007), Thử bàn về đánh giá hiệu quả của các KCN, KCX

theo cách phân tích SWOT (Mạnh- yếu, Thời cơ- Thách thức), tham luận

Hội thảo tại Nghệ An.

21. Phan Tuấn Giang (13/5/2010), “Định hướng chính để phát triển khu công nghiệp”, Tạp chí điện tử Khu công nghiệp Việt Nam,

22. Đỗ Minh Hạnh (2004), Phát triển các KCN với vấn đề môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh

phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

23. Nguyễn Hằng (10/2/2010), “Các Khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2009”, Tạp chí

điện tử Khu công nghiệp Việt Nam, www.khucong nghiep.com.vn.

24. Hoàng Xuân Hoà (2004), Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam

về phát triển các KCN, KCX, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển

KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

25. Chế Đình Hoàng (1996), Cải tạo và hoàn thiện các khu công nghiệp ở

Hà Nội theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2010, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học kỹ thuật - Đại học Kiến trúc Hà Nội.

26. Đặng Hùng (2006), “Năm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN”, Tạp chí Bất động sản nhà đất Việt Nam, (32).

27. Doãn Đình Huề (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển KCN ở Việt

Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía

Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

28. Lê Công Huỳnh (2004), Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước KCN, KCX ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở

các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

29. Trần Ngọc Hưng (2004), Các giải pháp hoàn thiện và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế - Đại học Thương mại.

30. Trần Ngọc Hưng (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển KCN ở các

tỉnh phía Bắc, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở các

Diễn đàn phát triển Việt Nam, www.vdf.org.vn.

32. Lê Thị Ngọc Lan (2004), Kinh nghiệm phát triển các KCN nhằm sản xuất hàng xuất khẩu tại một số nước khu vực châu Á, Kỷ yếu hội thảo

khoa học: Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn.

33. Nguyễn Văn Lộc (2004), Mấy vấn đề thực tiễn phát triển KCN Thăng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Hà Nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)