có khả năng hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất và kinh doanh;
+ Tăng cường công tác QLNN sau cấp phép đầu tư. Kết hợp giữa khâu cấp phép có lựa chọn nhà đầu tư theo định hướng phát triển các KCN và khâu giám sát, kiểm tra, thanh tra theo hướng giải quyết việc cấp phép nhanh gọn, thường xuyên báo cáo nhằm bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp đúng pháp luật.
+ Tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh trật tự trực tiếp trong các KCN hiện nay gồm: bảo vệ nhà máy; bảo vệ KCN của công ty đầu tư phát triển hạ tầng; công an các huyện tăng cường chỉ đạo hoạt động cụm an ninh KCN để phối hợp với công an các xã liên quan bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn có KCN.
+ Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự; phải chuyên nghiệp lực lượng bảo vệ KCN của Công ty đầu tư hạ tầng. Tăng cường công tác phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trong KCN, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với người nước ngoài; phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với tổ chức Công đoàn (doanh nghiệp FDI) để nắm bắt, giải quyết các vụ đình công,... Có thể đề nghị Thành phố thành lập Đồn công an KCN khắc phục hạn chế về địa giới hành chính.
- Về công tác phòng cháy chữa cháy. KCN phải có quy hoạch và xây dựng trạm phòng cháy chữa cháy. Lượng xe chuyên dùng phải đủ để kịp thời ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra. Đặc biệt, phải có hệ thống nước cấp riêng và hệ thống tín hiệu cảnh báo phải luôn được kiểm tra thường xuyên.
- Về dịch vụ bên trong và bên ngoài KCN, cần nhanh chóng thu hồi đất, GPMB hoàn thiện đồng bộ các hạng mục hạ tầng như: Hàng rào xung quanh KCN, nhà điều hành sản xuất, hệ thống cống ngầm thoát nước, hệ thống cấp nước, điện,… trạm xử lý nước thải, các công trình như cây xanh, bưu điện, nhà ăn, trạm y tế… hoàn thiện hệ thống đường giao thông chính và giao thông trong KCN để thận lợi cho việc đi lại, có phương án xử lý triệt để hiện tượng
tắc ùn giờ cao điểm.