II. Thẻ ghi nợ nội địa
CHI NHÁNH HÒN GA
3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và các cơ quan chức năng
TTKDTM mang lại rất nhiều lợi thế cho Chính phủ, không chỉ về mặt quản lý nhà nước mà còn trong phát triển kinh tế quốc dân. Để thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong đó có tổ chức thanh toán, xây dựng cung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí tiền mặt cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ.
Thứ nhất, Chính phủ cần phân định rõ quyền hạn quản lý nhà nước của Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. NHNN Việt Nam cần có quyền độc lập tương đối với Chính Phủ.
Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phải đảm bảo: phân định rõ quyền hạn của các bên tham gia trong hoạt động thanh toán, đảm bảo phù hợp chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, tạo lập môi trường cạnh trang công bằng và hoàn hảo, tạo điều kiện cho TTKDTM phát triển trong mọi thành phần của xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải liên tục nghiên cứu, nắm bắt tình hình, sửa đổi, bổ sung cho các văn bản luật cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thay đổi, tránh tình trạng lợi dụng “lách luật” của những thành phần có ý đồ xấu.
NHNN cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các luật, văn bản, chính sách như Luật Thanh toán không dùng tiền mặt, Luật Séc, Luật phòng chống rửa tiền,… một cách đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh về lĩnh vực thanh toán để tạo điều kiện phát triển các dịch vụ và phương tiện TTKDTM.
Thứ ba, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với NHNN và các Bộ ngành liên quan tập
trung phát triển TTKDTM trong khu vực công, cụ thể như: thực hiện quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện TTKDTM (từ các khoản chi tiêu của Chính phủ, các khoản chi của những người có chức vụ tới các khản chi tiêu thường
xuyên và đầu tư xây dựng cơ bản); triển khai rộng rãi việc trả lương qua tài khoản đối với cán bộ công chức; chi trả trợ cấp xã hội và ưu đãi xã hội qua tài khoản.
Thứ tƣ, cần có quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt tính chung một
mức cho cả các khoản thu chi thuộc NHNN, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh hoặc các khoản thu khác. Điều này không chỉ tạo được sự công bằng, minh bạch giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nước mà có thể thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ. góp phần mở rộng TTKDTM.
Thứ năm, NHNN nên phối hợp cùng các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TTKDTM rộng rãi trong dân cư bằng các hình thức tuyên truyền báo chí, đài phát thanh và truyền hình, mạng internet… với những nội dung cụ thể giúp các cá nhân và tổ chức hiểu rõ các tiện ích của TTKDTM và các biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp.
Thứ sáu, cần tăng cường thu hút nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức
quốc tế; Ưu tiên nguồn kinh phí cho việc phát triển công nghệ, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực thanh toán; Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản lý chi tiêu công của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.
64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 đã đề ra được các định hướng trong năm nay và trong những năm tới để giúp nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM. Đặc biệt, khóa luận nêu được những giải pháp bổ sung mà Chi nhánh đã và đang thực hiện đồng thời đưa ra những giải pháp mới mang tính khả thi giúp chi nhánh nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM hơn. Thông qua đó, SHB - cũng xin kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và cơ quan chức năng nhiều ý kiến để cùng hỗ trợ, kết hợp giúp nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM hơn.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới tích cực, tốc độ thanh toán được nâng lên rõ rệt, thu hút rộng rãi các tổ chức kinh tế và dân cư đến với các dịch vụ thanh toán của NHTM. Thanh toán không dùng tiền mặt với ưu thế nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả, đã và đang trở thành một trong những vũ khí sắc bén mà các Ngân hàng có thể sử dụng để dành ưu thế trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM nói riêng, các dịch vụ ngân hàng nói chung đã trở thành tất yếu khách quan để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, nhanh chóng hòa nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới.
Để hơn nữa nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM tại SHB Hòn Gai thì chi nhánh cùng với SHB TW cần có sự nỗ lực hết mình. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng trong những biện pháp phát triển TTKDTM.
Đề tài đã đưa ra những giải pháp có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TTKDTM, gia tăng tốc độ thanh toán qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt trong dân cư, đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế và giúp SHB Hòn Gai khẳng định thế mạnh trên thị trường.