Thực trạng hoạt động của ACB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 48)

Quy mô, tốc độ tăng trưởng:

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 8 năm đạt 52%, ACB là một trong những NHTM có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh nhất trong hệ thống. Dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng tương ứng với tổng tài sản qua các năm nhưng với tốc độ chậm hơn: tăng trưởng dư nợ bình quân 8 năm đạt 47%, tăng trưởng nguồn vốn bình quân 8 năm đạt 50%. Quy mô đầu tư chứng khoán chứng kiến tỷ trọng gần như tuyệt đối của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 5% qua các năm. Năm 2010 là năm Ngân hàng đầu tư chứng khoán mạnh nhất với hơn 49.000 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản nhưng đã nhanh chóng giảm hơn 45% vào năm sau đó. Bình quân 8 năm, chứng khoán đầu tư tăng trưởng 51%.

Tính đến 30/6/2012, tổng tài sản của ACB đạt 255.872 tỷ đồng, giảm 8,95% so với cuối năm 2011. Trong đó tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các

TCTD khác giảm mạnh 31,1%; chứng khoán kinh doanh giảm 31,4%; chứng khoán đầu tư tăng 15%; cho vay khách hàng tăng 0,6%. Nguyên nhân dư nợ cho vay trên thị trường 2 và chứng khoán kinh doanh giảm do nền kinh tế gặp khó khăn, lãi suất giảm mạnh, một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản khiến cho các ngân hàng thu hẹp hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, thị trường chứng khoán ảm đạm, chưa ổn định nên các ngân hàng có xu huống thu hẹp hoạt động kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro, chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.

Hình 2.2 Biểu đồ tăng trưởng quy mô tài sản ACB qua các năm3

Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm với tốc độ tăng trưởng VCSH bình quân 8 năm đạt 61%. Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung, giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàng luôn được đảm bảo trên 9%. Trong năm 2012, ACB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3000 tỷ đồng lên 12.300 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ chào bán cổ phiếu ra công chúng.

3

Tính đến 30/6/2012, tổng nguồn vốn huy động từ TT1 đạt 145.616 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ TT2 đạt 19.922 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.561 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 9.377 tỷ đồng.

Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ qua các năm4 Tăng trưởng lợi nhuận:

Mặc dù nền kinh tế và hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 gặp khó khăn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của ACB vẫn khả quan. Tính lũy kế đến 30/6/2012, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 20,9%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 25,5% so với cùng kỳ năm 2011.

4

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm5 Tương quan giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay :

Với cơ cấu huy động dài và cho vay ngắn, rủi ro kỳ hạn không phải là mối lo ngại lớn của ACB. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn được duy trì trên 50% trong khi cơ cấu cho vay trung và dài hạn có sự chuyển dịch: tỷ trọng các khoản vay trung hạn tăng dần và thay thế cho các khoản vay dài hạn. Ngược lại, cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn không có nhiều biến động khi tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mặc dù tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 70% tổng số dư tiền gửi, kỳ hạn chủ yếu vẫn là từ 1 năm trở xuống, các khoản tiết kiệm trên 1 năm chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do hơn 80% các khoản tiền gửi của khách hàng tập trung ở kỳ hạn dưới 3 tháng nên chênh lệch thanh khoản ròng dưới 3 tháng của ACB luôn bị âm.

Tuy nhiên, nhờ các khoản tín dụng chủ yếu ở kỳ hạn trên 3 tháng (các khoản tín dụng dưới 3 tháng chiếm 19%) nên chênh lệch thanh khoản ròng tại các kỳ

5

hạn trên 3 tháng của ACB vẫn đạt mức dương.

Với việc đường cong lãi suất đang được thiết lập trở lại, cùng với sự hạ nhiệt của lãi suất huy động, chúng tôi kỳ vọng tiền gửi tại các kỳ hạn dài sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiền gửi và cho vay theo kỳ hạn6 Hiệu quả hoạt động :

Mức NIM (tỷ lệ lãi biên) bình quân 8 năm đạt 2,6% có thể là tín hiệu cho thấy Ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản không sinh lời hơn mức tối ưu. NIM của ACB được cải thiện từ 1,5% năm 2004 lên 3,3% năm 2011, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của tổng tài sản sinh lời. Hoạt động sinh lãi trên TT1 không tạo nhiều đột biến mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào chênh lệch lãi suất trên TT2. Đáng chú ý, cả 2 năm NIM đạt mức cao nhất (2008, 2011) đều là những năm hệ thống gặp khó khăn về thanh khoản và các NH nhỏ phải vay vốn trên thị trường LNH với chênh lệch lãi suất cao. Tính đến 30/6/2012, NIM của ACB lại có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2011 đạt 2,9% do lãi suất giảm mạnh, thị trường LNH không còn sôi động và hấp dẫn như cuối năm 2011, cùng với những khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng.

6

Chi phí huy động vốn cũng tăng lên cùng với nguồn thu nhập sinh lời từ lãi. COF có xu hướng biến động cùng chiều với NIM, đạt mức cao nhất 9,4% trong 2 năm NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ là 2008 và 2010. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản sinh lời (NII) của Ngân hàng sau khi đạt mức gần 3% trong năm 2007 đang có dấu hiệu xấu đi qua các năm. Đến năm 2011, NII của ACB chỉ còn 0,6%. Ngoại trừ hoạt động dịch vụ đóng góp bình quân 16%/năm trong tổng thu nhập hoạt động, thu nhập từ các hoạt động còn lại đều không đáng kể và tăng trưởng không ổn định qua các năm.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) của ACB đang có xu hướng tăng mạnh và đã vượt 50% trong Quý II/2012 do phát sinh tăng từ chi phí trả lương nhân viên và mở rộng chi nhánh. Tại các thời điểm kinh tế khó khăn, chi phí cho nhân viên tăng do ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát. Cụ thể, chi phí nhân viên năm 2008 tăng đến 76%, năm 2011 là 62% so với các năm trước đó. Tỷ trọng khoản chi phí này chiếm khoảng 50% chi phí quản lý doanh nghiệp của ACB.

Chi phí đầu tư tài sản cũng chiếm tỷ trọng khá lớn và liên tục tăng nhanh qua các năm. Số lượng chi nhánh tăng mạnh từ 100 đơn vị trong năm 2007 lên trên 200 đơn vị trong năm 2009, trên 300 đơn vị trong năm 2011 và dự kiến sẽ tăng gần 400 đơn vị trong năm 2012 nếu không có hạn chế từ NHNN.

Hình 2.6: Biểu đồ các chỉ số hoạt động của ACB7

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước nói riêng. NHNN đã có những chính sách điều tiết nhất định đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những diễn biến trong thời gian gần đây phần nào tạo nên những khó khăn về khả năng tài chính và năng lực quản trị của ACB. Tuy nhiên, những điều này không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, quyết định quản trị điều hành, và hoạt động kinh doanh của ACB. Thực tế về một ngân hàng mạnh vẫn xuyên suốt được ghi nhận trên mọi phương diện.Nằm trong mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, ACB luôn chú trọng tới việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Trong thời gian sắp tới, ACB tiếp tục phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chú tâm vào việc chăm sóc khách hàng, duy trì sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ACB.

7

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)