Phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của những căn hộ cao cấp trên địa bàn TP. HCM (Trang 84)

6. Kết cấu của luận vă n:

2.3.2.1 Phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lờị

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total

Correlation) lớn hơn 0,3 và thang đo có Hệ số Alpha lớn hơn 0,6 (với khái niệm đo lường mới hoặc mới với người trả lời) thì chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; Dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cũng theo nhiều nhà nghiên

cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn. Nhìn vào bảng thống kê bên dưới, chúng ta có thể thấy được kết quả phân tích độ tin cậy như sau:

Về nhân tố Độ tin cậy, 4 biến quan sát (Phụ lục 8) đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,730 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố sự đáp ứng, 4 biến quan sát (Phụ lục 9) đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,657 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Độ đảm bảo, 4 biến quan sát (Phụ lục 10) đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,667 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Sự đồng cảm, 4 biến quan sát (Phụ lục 11) đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,690 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Phương tiện hữu hình, 11 biến quan sát (Phụ lục 12) đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,713 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Giá cả, 3 biến quan sát (Phụ lục 13) đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,664 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Như vậy, qua phân tính hệ số tin cậy, 30 biến quan sát của 6 nhân tố thì kết quả phân tích cho thấy tất cả 30 biến của 6 nhân tố này đều thỏa mãn và tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tốở bước tiếp theọ

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của những căn hộ cao cấp trên địa bàn TP. HCM (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)