Quy định pháp luật đối với giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 50)

TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG HÒA GIẢI.

2.1. Quy định pháp luật đối với giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải giải

Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, Việt Nam luôn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, đồng thời không ngừng cải thiện môi trƣờng pháp lý nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài thuận lợi trong hoạt động thƣơng mại. Các quan hệ thƣơng mại càng phát triển thì không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp đòi hỏi phải đƣợc giải quyết một cách kịp thời và thỏa đáng, có nhƣ thế mới tạo đƣợc lòng tin và sự yên tâm đầu tƣ kinh doanh của các thƣơng nhân và các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã có những chính sách đổi mới trong hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế trong thời kỳ mở cửa. Những chính sách này đã đƣợc thể chế hóa trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và những văn bản pháp luật mà Việt Nam đã ban hành.

2.1.1. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải

Trong điều kiện quốc tế ngày nay, quá trình hội nhập ngày càng đƣợc xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phƣơng ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao thì hiện nay với chính sách mở cửa,Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên Hội đồng Kinh tế và Xã hội, ủy viên Hội đồng chấp hành Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nƣớc có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN và đặc biệt là sau 11 năm đàm phán, ngày 11-

44

01-2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của thể chế kinh tế - thƣơng mại toàn cầu - Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. Những kết quả đạt đƣợc trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố tạo ra thế chủ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, góp phần trong việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng nhƣ công cuộc xây dựng đất nƣớc, phát triển kinh tế góp phần làm dân giàu nƣớc mạnh. Việt Nam đã ký kết và tham gia hàng loạt các điều ƣớc quốc tế song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Các điều ƣớc quốc tế này là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần giải quyết các tranh chấp thƣơng mại, tạo ra môi trƣờng pháp lý an toàn cho các thƣơng nhân nƣớc ngoài đầu tƣ và kinh doanh tại Việt Nam. Về cơ bản, nội dung của các Hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam ký kết với các nƣớc là tƣơng đồng nhau. Tuy nhiên, do tính chất mối quan hệ thƣơng mại giữa nƣớc ta với mỗi nƣớc không giống nhau nên mỗi Hiệp định sẽ có một số quy định mang tính đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại phát triển. Một trong những nội dung quan trọng nhằm bảo đảm cho các quan hệ thƣơng mại trong các Hiệp định thƣơng mại là các quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh nhƣ:

* Trong phạm vi quốc tế

- Hiệp định giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (Dispute Settlement Understanding - DSU) đƣợc ghi nhận tại phụ lục 2 của Hiệp định Marrakesh tại Vòng đàm phán Uruguay. DSU là sự kế thừa các quy định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử GATT 1947 và đã thiết lập một trình tự thủ tục thống nhất, mang tính bắt buộc cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh đối với tất cả thành viên khi tham gia vào WTO. Theo DSU thì các tranh chấp trong khuôn khổ của WTO có thể đƣợc giải quyết thông qua hình thức tham vấn, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc trƣớc Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Riêng đối với thủ tục hòa giải thì đƣợc DSU quy định tại khoản 10 Điều 3, khoản 7 Điều 12, và đƣợc quy định riêng thành một điều tại Điều 5 của Hiệp định, cụ thể:

45

Theo khoản 10 Điều 3 DSU quy định “Được hiểu rằng yêu cầu hòa giải và

việc sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp không được nhằm mục đích hoặc được xem là những hành vi gây bất đồng và nếu có tranh chấp phát sinh, tất cả Thành viên phải tham gia một cách thiện chí vào những thủ tục này để nỗ lực giải

quyết tranh chấp”.

Tại Điều 5 DSU, quy định:

“1. Môi giới, hòa giải và trung gian là những thủ tục được tiến hành tự nguyện, nếu các bên tranh chấp đồng ý như vậy.

2. Việc môi giới, hòa giải và trung gian, và đặc biệt là quan điểm của các bên tranh chấp trong việc này phải được giữ bí mật và không làm phương hại đến quyền của bất cứ bên nào trong những bước tố tụng tiếp theo những thủ tục này.

3. Bất cứ bên tranh chấp nào đều có thể yêu cầu môi giới, hòa giải hoặc trung gian vào bất cứ lúc nào. Những thủ tục này có thể được bắt đầu và chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào. Một khi những thủ tục này đã chấm dứt, bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban Hội thẩm.

4. Khi thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian được tiến hành trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn phải cho phép một thời hạn là 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn trước khi yêu cầu thành lập ban Hội thẩm. Bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban Hội thẩm trong thời hạn 60 ngày này, nếu các bên có tranh chấp cùng cho rằng môi giới, hoà giải hoặc trung gian đã không thể giải quyết được tranh chấp.

5. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, thì thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian có thể được tiếp tục ngay cả khi ban Hội thẩm tiến hành tố tụng.

6. Tổng Giám đốc có thể, trên cương vị công tác chính thức của mình, đưa ra sáng kiến về việc mình phải làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian nhằm

giúp các Thành viên giải quyết tranh chấp.”

Tiếp theo tại khoản 7, Điều 12 DSU quy định “Khi các bên tranh chấp không

tìm ra được một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên, thì ban Hội thẩm phải đệ trình bản ý kiến của mình dưới dạng báo cáo bằng văn bản lên DSB. Trong trường hợp

46

như vậy, bản báo cáo của ban Hội thẩm phải đưa ra các ý kiến về các tình tiết, về khả năng áp dụng các điều khoản liên quan và lý lẽ đằng sau bất cứ kết luận và khuyến nghị nào được đưa ra. Nếu có sự hoà giải giải quyết vấn đề giữa các bên tranh chấp, thì bản báo cáo của ban Hội thẩm phải được hạn chế ở mức mô tả ngắn

gọn về vụ việc này và báo cáo rằng đã đạt được một giải pháp

Bằng những quy định trên phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đƣợc DSU đặc biệt quan tâm và khuyến khích sử dụng. Theo đó, thủ tục hòa giải mang tính chất không chính thức, nó đƣợc tiến hành một cách tự nguyện nếu các bên tranh chấp đều đồng ý. Những giai đoạn trong thủ tục hòa giải đƣợc thực hiện một cách kín đáo và không xâm hại đến quyền lợi của các bên tranh chấp. Thủ tục hòa giải đƣợc bất cứ bên tranh chấp nào tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào sau khi

phát sinh tranh chấp, ngay cả khi ban Hội thẩm (Panel Establishment) đã đƣợc

thành lập và đã tiến hành thủ tục tố tụng. Ngoài ra, nếu tranh chấp giữa các bên không đƣợc giải quyết bằng tham vấn hoặc môi giới, hòa giải và trung gian thì bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập ban Hội thẩm. Chức năng của ban Hội thẩm đƣợc ghi nhận tại Điều 11 của DSU, theo đó ban Hội thẩm phải “đánh giá một cách khách quan về các vấn đề đặt ra cho mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng và sự phù hợp với các hiệp định có liên quan, và đƣa ra những nhận xét, kết luận khác có thể giúp DSB trong việc đƣa ra các khuyến nghị hoặc các phán quyết đƣợc quy định trong các hiệp định có liên quan. Ban Hội thẩm cần phải đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội thích hợp để đƣa ra một giải pháp thỏa đáng đối với cả hai bên”. Với việc quy định trên làm cho cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO mang đậm tính hòa giải, bởi lẽ ban Hội thẩm không đƣa phán quyết mà chỉ đƣa ra một “báo cáo”, báo cáo này không có giá trị bắt buộc và sẽ đƣợc xem xét chung cuộc bởi một cơ quan mang tính chính trị là các bên ký kết.

Tóm lại, với các quy định về thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp là điểm tạo nên sự khác biệt cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải

47

quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phƣơng thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này, phù hợp với đặc điểm của hoạt động thƣơng mại.

- Công ƣớc về Công nhận và Thi hành các Phán quyết của Trọng tài Quốc tế (Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards - New York, 1958). Đây là một Công ƣớc quốc tế có tầm quan trọng bậc nhất đối với hoạt động trọng tài thƣơng mại trên thế giới, cho phép một phán quyết trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên phán một cách hợp lệ và hợp pháp tại một quốc gia nào đó sẽ đƣợc thi hành tại bất kỳ nơi nào trên quốc gia khác đã ký kết công ƣớc. Bất kỳ một quốc gia nào mong muốn doanh nhân của nƣớc mình tham gia vào hoạt động thƣơng mại toàn cầu một cách thuận lợi, đƣợc bảo đảm bảo vệ quyền lợi, lợi ích đều tham gia vào Công ƣớc này. Bởi lẽ, trong hoạt động thƣơng mại thì tranh chấp thƣờng xảy ra và khi tranh chấp xảy ra thì phƣơng thức giải quyết bằng con đƣờng trọng tài là một phƣơng thức hiệu quả cao và nhanh chóng, nếu các bên thƣơng lƣợng hoặc hòa giải không thành. Ngoài ra, tuy Công ƣớc không có những quy định về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, nhƣng nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên hòa giải và thỏa thuận đƣợc thì vẫn đƣợc trọng tài công nhận. Do đó, quyết định công nhận của Trọng tài vẫn đƣợc thi hành tại bất cứ nơi nào trên các nƣớc thành viên của Công ƣớc. Hiểu rõ tầm quan trọng của công ƣớc, Việt Nam đã tham gia Công ƣớc vào năm 1995, mà cụ thể là ngày 28/7/1995 Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam đã ra Quyết định số 453/QĐ-CTN phê chuẩn việc tham gia Công ƣớc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài với 3 điểm bảo lƣu là: 1. Chỉ áp dụng Công ƣớc đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên Công ƣớc; đối với Quyết định trọng tài nƣớc ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chƣa ký kết hoặc tham gia Công ƣớc thì chỉ đƣợc áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại; 2. Chỉ áp dụng Công ƣớc đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thƣơng mại; 3. Mọi sự giải quyết Công ƣớc trƣớc Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định

48

của pháp luật Việt Nam. Sau khi tham gia Công ƣớc, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực về việc thi hành Công ƣớc thông qua việc ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật nhằm cụ thể hoá Công ƣớc nhƣ các quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài tại Phần thứ 6 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Qua đó, góp phần tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và an tâm cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ Việt Nam khi hoạt động ở nƣớc ngoài, đƣợc đảm bảo quyền lợi khi có yêu cầu thi hành quyết định trọng tài tại nƣớc ngoài.

* Trong phạm vi khu vực Asean và các đối tác kinh tế khác

Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp Asean ngày 20/11/1996 nhằm tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hợp tác kinh tế ASEAN. Ngoài hình thức tham vấn đƣợc quy định tại Điều 2 thì tại Điều 3 của Nghị định thƣ quy định về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải, theo đó vào bất kỳ thời điểm nào, các Quốc gia Thành viên là các bên tranh chấp cũng đƣợc quyền chấp nhận các hình thức dàn xếp, hoà giải hoặc trung gian hoà giải. Các hình thức này có thể bắt đầu vào bất kỳ lúc nào và cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. Một khi thủ tục dàn xếp, hoà giải hoặc trung gian hoà giải đã chấm dứt thì bên khiếu nại mới đƣợc tiến hành đƣa vấn đề lên Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM).

Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ các nƣớc thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gồm các nƣớc Brunei Darussalam, Vƣơng quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore, Vƣơng quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nƣớc thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và Đại Hàn Dân Quốc. Ngoài hình thức tham vấn để giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 3, thì theo Điều 4 của Hiệp định quy định Trung gian hòa giải là những thủ tục đƣợc tiến hành một cách tự nguyện nếu các bên tranh chấp đồng ý. Các bên trong tranh chấp có thể yêu cầu tiến hành thủ tục trung gian hòa giải ở bất kỳ thời

49

điểm nào. Các bên có thể bắt đầu và kết thúc trung gian hòa giải vào bất kỳ lúc nào. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, thủ tục trung gian hòa giải thông qua cá nhân hoặc tổ chức đƣợc các bên trong vụ tranh chấp nhất trí có thể đƣợc tiến hành song song với thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Uỷ ban trọng tài theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Hiệp định. Về thủ tục hòa giải tại khoản 4 của Điều 4 Hiệp định quy định Thủ tục trung gian hòa giải và đặc biệt là quan điểm của các bên tranh chấp trong quá trình trung gian hòa giải sẽ đƣợc giữ bí mật và không ngăn cản quyền của các bên đƣợc tiến hành các thủ tục tố tụng cao hơn theo Hiệp định này hoặc các thủ tục tố tụng khác trƣớc một cơ quan giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn.

Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á và Nhật Bản năm 2008: hiệp định này đã dành một chƣơng riêng để quy định về giải quyết tranh chấp, cụ thể là chƣơng 9. Trong đó

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)