Định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 89)

thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển, chủ trƣơng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta và bối cảnh hội nhập quốc tế, nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển đa dạng các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án linh hoạt.

Tóm lại, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về giải quyết tranh chấp thƣơng mại đã đƣợc phân tích ở chƣơng 1 và chƣơng 2, việc xây dựng cơ chế pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi đặt ra trong tình hình mới phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam đồng thời hội nhập với chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp, góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại Việt Nam ổn định và phát triển.

3.2. Định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải

Việt Nam đã bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện việc mở rộng quan hệ thƣơng mại quốc tế, trở thành thành viên của nhiều tổ chức thƣơng mại trong khu vực và trên thế giới mà đặc biệt là thành viên của WTO. Việc cải thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thƣơng mại cũng nhƣ khung pháp lý về giải quyết tranh chấp thƣơng mại là điều rất quan trọng đối với các nhà đầu tƣ kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý về giải quyết tranh chấp thƣơng mại với nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp đã đƣợc thể chế hóa nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài, tòa án qua các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu biểu trong số đó là LTM 2005; LTTTM 2010; BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011…Trong đó, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải với những ƣu việt của nó góp phần giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả, đƣợc giới đầu tƣ kinh doanh ƣa chuộng sử dụng khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải cho thấy còn nhiều

83

bất cập và còn thiếu sự nghiên cứu một cách có hệ thống để làm rõ các vấn đề pháp lý về hòa giải và về các mô hình hòa giải có hiệu quả, nên cần tiếp tục đƣợc xây dựng và hoàn thiện. Quan điểm về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải của Đảng và nhà nƣớc ta đƣợc khẳng định qua Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, cụ thể là: “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Đây là chủ trƣơng rất quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại thay thế nhƣ hòa giải. Những định hƣớng chung cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại về hòa giải mà Đảng và nhà nƣớc ta cần đề ra nhƣ sau:

Thứ nhất, xây dựng một chế định pháp luật về hòa giải thƣơng mại bao gồm

xây dựng khung pháp luật cho mô hình hoạt động hòa giải ở Việt Nam.

Việc xây dựng khung pháp luật về mô hình hoạt động hòa giải ở Việt Nam phải xuất phát từ thực tiễn nƣớc ta, phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lƣợc kinh tế - xã hội, kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt đƣợc của nền tƣ pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nƣớc ngoài phù hợp với hoàn cảnh nƣớc ta và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; làm cho pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải của Việt Nam tƣơng thích với pháp luật quốc tế, tạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi tham gia đầu tƣ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các thƣơng nhân trong nƣớc tiếp cận đƣợc cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại tiên tiến, để có thể tự tin, vững tâm trong kinh doanh trên thƣơng trƣờng quốc tế, đáp ứng đƣợc xu thế phát triển của xã hội trong tƣơng lai. Ngoài ra, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải là một lĩnh vực mới mẻ ở nƣớc ta nên trong quá trình xây dựng pháp luật cần đảm bảo đồng bộ với khung pháp lý của hoạt động thƣơng mại cũng nhƣ hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại nói chung. Trong khung pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải

84

cần chú ý xây dựng các quy định về phạm vi điều chỉnh, khái niệm, tiêu chuẩn, việc công nhận, chỉ định hòa giải viên, trình tự và thủ tục hòa giải.... Nhƣ vậy, mới có thể điều chỉnh thống nhất, có hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở nƣớc ta và đảm bảo hòa giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại độc lập.

Thứ hai, thành lập các trung tâm hòa giải phi chính phủ và tổ chức thực

hiện hoạt động hòa giải thƣơng mại.

Việc thành lập các trung tâm hòa giải góp phần phát huy phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại về hòa giải và cung cấp dịch vụ hòa giải thƣơng mại đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp. Hiện nay, trên thế giới có các mô hình tổ chức hòa giải sau:

- Mô hình tổ chức hòa giải độc lập là Trung tâm hòa giải thƣơng mại theo kinh nghiệm của Singapore và Pháp.

- Mô hình tổ chức hòa giải kết hợp với trọng tài: Kinh nghiệm của Vƣơng quốc Anh, Úc, Thái Lan …

- Mô hình hòa giải gắn kết với tòa án: Theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và một số nƣớc khác, Trung tâm hòa giải đƣợc thành lập riêng biệt, độc lập với tòa án, có chức năng thực hiện công việc hòa giải do tòa án ủy thác hoặc hòa giải đối với các tranh chấp nhỏ, không phức tạp mà không cần qua thủ tục tố tụng tƣ pháp. Tòa án chỉ tiến hành xét xử trong trƣờng hợp hòa giải không thành.

Qua đó, kết hợp với việc tham khảo các mô hình trên với dựa vào thực tiễn của Việt Nam để thành lập trung tâm hòa giải phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay một số hiệp hội, trung tâm trọng tài hay văn phòng luật sƣ cũng đã thực hiện hoạt động hòa giải, góp phần đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp thƣơng mại ngày càng tăng của các doanh nghiệp cũng nhƣ nhằm phát huy những mặt tích cực của phƣơng thức hòa giải. Nhƣ vậy, bên cạnh việc thành lập trung tâm hòa giải phi chính phủ có thể cho phép một số tổ chức khác nhƣ trung tâm trọng tài, các hiệp hội có thể tiến hành hòa giải khi có đủ điều kiện về nhân lực.

85

Bên cạnh đó, trong chế định về hòa giải thƣơng mại, Nhà nƣớc cần tham khảo kinh nghiệm của Singapore trong việc kết hợp phƣơng thức hòa giải với phƣơng thức trọng tài cùng với kết hợp phƣơng thức hòa giải ở Trung tâm hòa giải với phƣơng thức trọng tài ở Trung tâm trọng tài, để từ đó có quy định về sự kết hợp giữa hai phƣơng thức trên trong hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam. Nhƣ vậy, mới phù hợp với các cam kết trong các Hiệp định đa phƣơng và song phƣơng Việt Nam đã ký kết đã đƣợc phân tích tại phần 2.1.1.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 89)