1.4.1. Luật pháp quốc tế và khu vực về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Ở bình diện quốc tế, hòa giải (out-court) đƣợc thừa nhận rộng rãi trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế nói chung và trong các liên kết khu vực nói riêng. Dƣới đây là một số văn bản quốc tế cơ bản.
* Luật mẫu của Ủy ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (Uncitral) về hòa giải thương mại quốc tế kèm theo hướng dẫn ban hành và sử dụng 2002
(Uncitral Model Law on International Commercial Conciliation (2002)):
Luật này gồm 14 điều, trong đó Điều 1 quy định về phạm vi áp dụng và định nghĩa, Điều 2 quy định về diễn giải, Điều 3 về thỏa thuận thay đổi, Điều 4 về bắt đầu quá trình hòa giải, Điều 5 về số lƣợng và chỉ định hòa giải viên, Điều 6 về tiến hành hòa giải, Điều 7 về trao đổi thông tin giữa hòa giải viên và các bên, Điều 8 về công khai thông tin, Điều 9 về bảo mật, Điều 10 về khả năng chấp nhận bằng chứng tại các quy trình tố tụng khác, Điều 11 về chấm dứt quá trình hòa giải, Điều 12 về hòa giải viên thực hiện vai trò trọng tài viên, Điều 13 về viện tới tố tụng trọng tài hoặc tòa án và Điều 14 về thực thi thỏa thuận dàn xếp. Luật mẫu của Uncitral về Hòa giải thƣơng mại đã quy định đầy đủ về những nguyên tắc đặc trƣng của hòa giải đó là về việc công bố thông tin và bảo mật. Ngoài ra, theo Luật mẫu quy định
36
nếu các bên đạt đƣợc thỏa thuận hòa giải thành để giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận hòa giải thành đó có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và có thể đƣa ra thi hành. Trong quá trình nghiên cứu để nội luật hóa, mỗi quốc gia cần chỉ ra phƣơng thức cụ thể để thi hành thỏa thuận hòa giải thành (thủ tục thi hành bắt buộc) hoặc dẫn chiếu các quy định liên quan đến việc thi hành thỏa thuận đó, ví dụ: thông qua quyết định công nhận của tòa án đối với việc hòa giải thành để thi hành án. Nhƣ vậy, Luật mẫu về hòa giải thƣơng mại quốc tế ra đời đã góp phần to lớn trong việc điều chỉnh và giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các quốc gia.
Ngoài ra, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải còn đƣợc quy định trong các văn bản quốc tế và khu vực sau:
- Hiệp định giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (Dispute Settlement Understanding - DSU)
- Công ƣớc về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài năm 1958 (Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards (New York – 1958)).
- Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp Asian ngày 20/11/1996 nhằm tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hợp tác kinh tế ASEAN.
- Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ các nƣớc thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Đại Hàn Dân Quốc.
- Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á và Nhật Bản.
- Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiệp định thƣơng mại giữa chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Singapore.
Nội dung cơ bản của các văn bản trên sẽ đƣợc trình bày tại phần 2.1.1 Chƣơng 2 của Luận văn.
37
1.4.2. Tình hình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở một số quốc gia
Giải quyết tranh chấp thƣơng mại luôn là quan tâm hàng đầu của giới kinh doanh. Hiện nay, trên thế giới mặc dù phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài cũng có nhiều ƣu thế, nhƣng giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải vẫn đƣợc các doanh nhân, doanh nghiệp ƣa chuộng. Hầu hết các tổ chức trọng tài thƣơng mại lớn trên thế giới đều có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nƣớc Châu Á với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải nhƣ Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan…[39] và đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo giới luật sƣ và doanh nghiệp. Một số cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải trên thế giới nhƣ:
*Hòa giải thương mại ở Singapore
Singapore là tâm điểm ở châu Á với nhiều hoạt động giao dịch quốc tế nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính và nhiều dịch vụ khác. Giống nhƣ một số nƣớc theo hệ thống luật án lệ, Singapore không ban hành luật về hòa giải mà chỉ thành lập các tổ chức về hòa giải nhằm thúc đẩy và phát triển dịch vụ hòa giải. Tiêu biểu nhƣ với việc thành lập Trung tâm hòa giải Singapore (Singapore Mediation Centre - SMC) vào năm 1997 trực thuộc Học viện pháp luật Singapore đã góp phần khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải gia tăng. Các tranh chấp đƣợc đƣa ra hòa giải tại đây rất đa dạng từ các tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, hợp đồng, công ty, bảo hiểm, hàng hải cho tới các loại tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, công nghệ thông tin, bồi thƣờng thiệt hại…. SMC đã tiến hành các hoạt động hòa giải rất hiệu quả theo thủ tục hòa giải của SMC với 14 điều, kèm theo là 4 phụ lục (phụ lục A: nộp đơn, phụ lục B: mẫu thỏa thuận hòa giải, phụ lục C: tập hợp chuẩn mực đạo đức, phụ lục D: phí hòa giải). Nội dung cụ thể của 14 Điều tại thủ tục hòa giải của SMC đƣợc thể hiện tại Phụ lục của luận văn. SMC quy định về hệ thống quy trình hòa giải thƣơng mại thông qua sơ đồ sau [40]:
38
(Nguồn:
http://www.mediation.com.sg/images/stories/downloads/commercial_mediation/02c%20
commencing%20commercial%20mediation%20flowchartfinal.pdf)
SMC thuyết phục các bên hòa giải
Sau khi đánh giá chi tiết vụ tranh chấp, SMC có thể kêu gọi cuộc hòa giải trƣớc nếu thấy cần thiết hoặc yêu cầu các bên cung cấp thông tin bổ sung.
Các bên chƣa đồng ý hòa giải
Yêu cầu hòa giải (theo mẫu) Các bên tranh chấp đồng ý hòa giải - SMC thừa nhận, hƣớng dẫn thêm đối với vụ tranh chấp. - Mỗi bên tranh chấp nộp lệ phí (bao gồm thuế GST) trong 3 ngày làm việc
- Các bên ký Thỏa thuận hòa giải
Các bên tranh chấp gửi tài liệu liên quan đến SMC SMC: sắp xếp quản lý; tƣ vấn cho các bên tranh chấp về lệ phí hòa giải và chỉ định hòa giải viên thích hợp.
Ngày hòa giải
Các bên tranh chấp nộp lệ phí hòa giải và nộp 1 bản tóm tắt vụ tranh chấp ít nhất 7 ngày trƣớc ngày hòa giải
39
Bên cạnh dịch vụ hòa giải thƣơng mại, SMC còn cung cấp dịch vụ hòa giải kết hợp với trọng tài (Med - Arb) và dịch vụ kết hợp hòa giải của SMC với thủ tục trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (Singapore International Arbitration Centre - SIAC) (SMC- SIAC Med - Arb); theo đó:
- Med - Arb (hòa giải - trọng tài) là một quá trình giải quyết tranh chấp kết hợp giữa phƣơng thức hòa giải và trọng tài. Trong thủ tục hòa giải - trọng tài, đầu tiên các bên sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải. Trƣờng hợp các bên không thống nhất đƣợc một cách giải quyết thì sẽ tiến hành thủ tục trọng tài. Trong thủ tục này, hòa giải viên trong giai đoạn hòa giải nếu đƣợc sự thỏa thuận và chấp nhận của các bên tranh chấp có thể là trọng tài viên trong giai đoạn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, trƣờng hợp các bên không đạt đƣợc thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hòa giải thì đến giai đoạn trọng tài thì việc bổ nhiệm cùng một ngƣời với hai tƣ cách là hòa giải viên và trọng tài viên là không nên, bởi hai lý do sau:
Đầu tiên, trong giai đoạn hòa giải một bên tranh chấp có thể tiết lộ thông tin bí
mật hoặc đặc quyền cho hòa giải viên. Hòa giải viên có nghĩa vụ không tiết lộ thông tin đó cho bên kia khi không có sự đồng ý của bên tiết lộ thông tin. Sau đó, hòa giải không thành thì đến giai đoạn giải quyết bằng trọng tài thì hòa giải viên đó có thể đƣợc sở hữu thông tin mà bên kia không có cơ hội để giải thích hoặc bác bỏ. Nếu hòa giải viên khi đó là trọng tài viên để cho mình bị ảnh hƣởng bởi thông tin đó khi phán quyết thì sẽ vi phạm các quy tắc khách quan, công bằng.
Thứ hai, một bên tranh chấp có thể ít cởi mở với hòa giải viên trong giai đoạn
hòa giải của thủ tục hòa giải - trọng tài (Med - Arb) nếu họ lo ngại rằng các thông tin cung cấp cho hòa giải viên sẽ gây bất lợi cho họ. Khi hòa giải không đƣợc và đến thủ tục trọng tài hòa giải viên lại chính là trọng tài viên. Điều này có thể làm suy yếu hiệu quả của giải quyết bằng thủ tục hòa giải - trọng tài.
Nói chung, hòa giải viên đƣợc chỉ định cho giai đoạn hòa giải của Med - Arb và trọng tài viên đƣợc chỉ định cho giai đoạn trọng tài của Med - Arb nên là những ngƣời khác nhau. Hòa giải viên chỉ nên đồng ý làm trọng tài viên trong trƣờng hợp
40
nếu cam kết rằng bất kỳ thông tin mật mà một bên tiết lộ sẽ không ảnh hƣởng đến quyết định phán xét của mình khi là trọng tài viên.
- SMC - SIAC Med - Arb: Trung tâm hòa giải Singapore và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore đã thiết kế một thủ tục SMC - SIAC Med - Arb duy nhất cho phép các bên giải quyết các tranh chấp trên cả hai dịch vụ hòa giải của SMC và dịch vụ trọng tài của SIAC (nếu các bên không thể đạt đƣợc một giải quyết tranh chấp tại SMC). Dịch vụ SMC - SIAC Med - Arb cung cấp một quá trình chuyển đổi liền mạch từ hòa giải tại SMC đến trọng tài tại SIAC. Hình thức giải quyết tranh chấp này cho phép các bên lựa chọn một giải pháp đạt đƣợc trong hòa giải trong các hình thức của quyết định trọng tài theo các điều khoản đã thoả thuận. Hòa giải viên của SMC bổ nhiệm cho thủ tục hòa giải, đồng thời có thể đƣợc chỉ định là trọng tài viên bởi các bên nếu cam kết rằng bất kỳ thông tin mật mà một bên tiết lộ sẽ không ảnh hƣởng đến quyết định phán xét của mình khi là trọng tài viên. Nếu hòa giải không thành trong vòng 4 tuần kể từ ngày mở phiên hòa giải đầu tiên, hoặc giai đoạn khác nhƣ các bên có thể thỏa thuận, hòa giải sẽ chấm dứt và sẽ tiếp tục thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. SMC sẽ chuyển vụ tranh chấp đó đến SIAC để giải quyết theo thủ tục trọng tài. Biểu phí của SMC sẽ áp dụng đối với trƣờng hợp hòa giải giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại giai đoạn hòa giải. Phí và lệ phí của SIAC sẽ áp dụng cho giai đoạn trọng tài.
* Hòa giải thương mại ở Cộng hòa Pháp
Theo định nghĩa của Bộ quy tắc quốc gia đạo đức nghề nghiệp hòa giải viên tháng 2/2009 của Cộng hòa Pháp thì hòa giải, bất kể là hòa giải tƣ pháp (médiation judiciaire) hay hòa giải theo thỏa thuận (médiation conventionnelle) có thể gọi là hòa giải ngoài tố tụng, đều là quá trình có tổ chức dựa trên trách nhiệm và tính độc lập của những ngƣời tham gia, với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập, khách quan, độc lập và không có thẩm quyền phán quyết, nhằm tạo điều kiện thiết lập hoặc khôi phục lại các mối quan hệ, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thông qua các buổi trò chuyện riêng giữa các đƣơng sự và bên thứ ba. Hòa giải viên hoạt động theo pháp luật và tôn trọng các bên, phải luôn giữ vị thế của một bên thứ ba và
41
thƣờng xuyên đảm bảo sao cho các điều kiện về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp đƣợc tuân thủ đúng trong suốt quá trình hòa giải. Đối với hòa giải theo thỏa thuận thì pháp luật của Pháp không có quy định riêng mà đƣợc dựa trên cơ sở pháp lý là những quy định về hợp đồng dân sự của Bộ luật dân sự Pháp. Khi các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận hòa giải thì nguyên tắc tự do thỏa thuận và điều kiện giao kết của Hợp đồng dân sự đƣợc áp dụng theo quy định từ điều 1108 đến điều 1133 của Bộ luật dân sự Pháp. Theo đó thỏa thuận hòa giải là văn bản có dạng nhƣ hợp đồng thể hiện quan điểm thống nhất giữa các bên, không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của hợp đồng chính. Thông thƣờng khi ký hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận đƣa vào hợp đồng điều khoản về hòa giải quy định trong trƣờng hợp có tranh chấp các bên sẽ tiến hành thủ tục hòa giải trƣớc khi đƣa tranh chấp ra tòa án hay trọng tài.
Các giai đoạn trong quá trình hòa giải bao gồm: Đầu tiên, sau khi đƣợc chỉ định, hòa giải viên sẽ xác định những vấn đề nhạy cảm cần xử lý với mỗi bên. Tiếp theo, hòa giải viên sẽ giúp các bên tranh chấp thừa nhận quan điểm của đối phƣơng thông qua việc kiểm tra mức độ thấu hiểu lẫn nhau, bày tỏ và tiếp nhận quan điểm và xác định các nhu cầu ƣu tiên. Sau đó, các bên sẽ cùng tìm kiếm những phƣơng án chấp nhận đƣợc. Cuối cùng, các bên sẽ nêu những thỏa thuận đạt đƣợc, trƣờng hợp chƣa thỏa thuận đƣợc hết giải quyết tranh chấp thì các bên sẽ thảo luận những vấn đề còn bất đồng và đề ra phƣơng án giải quyết triệt để. Khi các bên đã thỏa thuận đƣợc thì theo quy định tại điều 1441-4 và 131-12 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp thì biên bản thỏa thuận là một dạng hợp đồng có hiệu lực pháp lực giữa các bên, đƣợc thi hành theo thỏa thuận giữa các bên, có thể có hoặc không có sự công nhận của Tòa án. Tuy nhiên, việc thi hành sẽ dễ dàng khi có đƣợc sự công nhận của Tòa án.
Trung tâm hòa giải Yvelines mediation: là tổ chức phi lợi nhuận đƣợc thành lập năm 1991. Trung tâm hòa giải Yvelines mediation là hình mẫu thành lập liên đoàn quốc gia các trung tâm hòa giải, với 47 hòa giải viên là những ngƣời đƣợc tuyển chọn đào tạo kỹ càng, tổ chức gồm ban kiểm toán và Hội đồng quản trị với 10 ban gồm 5 ban liên ngành nhƣ truyền thông, đạo đức & đạo đức nghề nghiệp, tài chính, đào tạo, nghiên cứu và 5 ban chuyên đề nhƣ hòa giải thƣơng mại, hòa giải
42
hành chính, hòa giải cơ sở, hôn nhân gia đình và quan hệ lao động. Trung tâm cung cấp dịch vụ hòa giải trong các lĩnh vực nhƣ: thƣơng mại, hôn nhân gia đình, lao động: tranh chấp giữa cá nhân (hợp đồng lao động, quyết định sa thải, quấy rối, làm thêm giờ…) hoặc xung đột tập thể (đình công, đàm phán thỏa ƣớc lao động tập thể..), quan hệ láng giềng, nhà ở, bất động sản, tiêu dùng.
Tóm lại, trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về các hình thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại và những ƣu điểm, hạn chế của từng hình thức. Không có phƣơng thức nào là tuyệt đối và việc quyết định lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào bên cạnh việc xem xét những ƣu, nhƣợc điểm của từng hình thức mà còn xem xét từng trƣờng hợp tranh chấp để tìm ra phƣơng pháp hiệu quả nhất nhƣng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, thƣơng lƣợng, hòa giải và trọng tài thƣơng mại là các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại không