Nguyên nhân những hạn chế cơ bản của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 84)

biến thì pháp luật Việt Nam cần có một khung pháp lý, quy định điều chỉnh trực tiếp và chi tiết về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải với tƣ cách là một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế độc lập.

2.4. Nguyên nhân những hạn chế cơ bản của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải

Là một nƣớc phƣơng Đông với truyền thống đoàn kết, luôn đề cao tinh thần tƣơng thân tƣơng ái và tình nghĩa “lấy hòa làm trọng”, do đó khi có tranh chấp với nhau mọi ngƣời có tâm lý ngại kiện cáo nên biện pháp trƣớc tiên đƣợc áp dụng là thƣơng lƣợng, hòa giải, vì thông qua những biện pháp này mà các bên có thể hiểu nhau hơn và mâu thuẫn có thể đƣợc giải quyết mà vẫn giữ đƣợc tình ngƣời. Nhƣ vậy, lẽ ra giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải rất phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngƣợc lại. Có thể thấy pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ chƣa thực sự quan tâm đầy đủ đến hòa giải, chƣa có những quy định cụ thể nhƣ hình thức pháp lý, trình tự tiến hành hòa giải, hiệu lực pháp lý khi hòa giải thành, chƣa có những quy định phối kết hợp giữa hòa giải với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác, chƣa có sự thống nhất chung về pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại mà mới chỉ dừng lại ở việc quy định đó là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Chính vì những lý do đó làm cho pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải chƣa thực sự đem lại hiệu quả cho thực tiễn áp dụng, để góp phần vào sự phát triển của kinh tế đất nƣớc, nguyên nhân của những hạn chế đó là:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chƣa nắm bắt và phản ánh kịp thời các yêu cầu

của nền kinh tế thị trƣờng trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải. Việt Nam phát triển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với những chính

78

sách và định hƣớng lạc hậu, trình độ phát triển thấp lên nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, trong thời đại mở cửa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển kinh tế nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn nhƣ năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp và cả nền kinh tế của nƣớc ta còn yếu, nhiều thị trƣờng quan trọng, nhất là các thị trƣờng vốn, lao động, bất động sản, khoa học - công nghệ v.v., còn chƣa phát triển. Đây là một trong những yếu tố cơ bản cản trở nền kinh tế đất nƣớc hội nhập sâu rộng, hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Bên cạnh đó, những yếu kém về quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nƣớc cũng tạo ra những cản trở đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc. Hơn nữa, hệ thống luật pháp của ta vẫn còn thiếu, chƣa thống nhất và đồng bộ, nhất là về các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại; nhiều quy định pháp lý còn lạc hậu so với thực tiễn quốc tế về phát triển quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, cản trở việc hoạch định các lộ trình hội nhập đồng thời không bảo vệ đƣợc lợi ích của đất nƣớc khi cần thiết nhƣ độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, những tác động tiêu cực về xã hội và môi trƣờng sống. Mặt khác, những nguyên tắc, quy định của các điều ƣớc quốc tế ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam lại gia nhập sau nên phải thực hiện các nghĩa vụ đã đƣợc thành viên khác thỏa thuận và thực hiện từ lâu. Những quy định mang tính linh hoạt ƣu tiên đối với các nƣớc đang phát triển cũng ngày càng hạn chế, khó thƣơng lƣợng và đạt đƣợc. Tiến trình toàn cầu hóa, tự do hóa ẩn chứa xu hƣớng gia tăng rào cản thƣơng mại và biện pháp bảo hộ rất tinh vi của các nƣớc phát triển, gây thiệt hại và khó khăn cho các nƣớc đang phát triển. Các vụ kiện tranh chấp thƣơng mại ngày càng tăng và đồng thời ngày càng phức tạp cả về nội dung và mức độ tranh chấp. Vì thế, đối với hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp nói riêng của nƣớc ta sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ dẫn đến những thiếu sót cả trong quy định và trong thực tiễn áp dụng. Cho nên, đòi hỏi Việt Nam phải có những thay đổi và thích ứng phù hợp trên mọi lĩnh vực với sự phát triển của đất nƣớc và hội nhập thế giới mà trƣớc hết là phải có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi thế giới để hoàn thiện

79

dần, đổi mới pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Nhƣ vậy, với những thách thức và khó khăn do xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt ra, không chỉ Việt Nam mà bất kì quốc gia nào cũng cần có những chính sách đổi mới để theo kịp với sự phát triển chung của thế giới. Và thực tế hiện nay, Việt Nam không có các quy định đầy đủ của pháp luật làm nền tảng để xây dựng các thiết chế về hòa giải bao gồm mô hình về cơ quan hòa giải và các hòa giải viên.

Thứ hai, các thƣơng nhân Việt Nam chƣa chuộng các phƣơng thức giải quyết

tranh chấp thay thế mà thƣờng chọn Tòa án nhân dân để giải quyết, do bị ảnh hƣởng to lớn của Tòa án nhân dân trong suốt thời kỳ kinh tế tập trung kế hoạch hóa, không hiểu biết về hòa giải, chƣa hội nhập sâu với thƣơng mại thế giới. Nhận thức của doanh nghiệp về tác dụng của hòa giải còn hạn chế. Tranh chấp thƣơng mại giữa các doanh nghiệp xảy ra rất phổ biến, nhƣng việc hiểu biết và áp dụng pháp luật nói chung cũng nhƣ pháp luật về giải quyết tranh chấp nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp còn suy nghĩ tiêu cực nhƣ hòa giải không mang lại hiệu quả, lãng phí thời gian cũng nhƣ tiền bạc; khi đề nghị hòa giải có nghĩa là đã gửi đi một thông điệp sẵn sàng thỏa hiệp điều này làm doanh nghiệp nghĩ đây là dấu hiệu của sự yếu đuối. Đồng thời khi xảy ra tranh chấp các doanh nghiệp không xem xét đến giải pháp hòa giải vì họ nghĩ phía bên kia sẽ không thiện chí và không khoan nhƣợng nên không có khả năng giải quyết. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn vốn có hạn nên hạn chế việc thuê luật sƣ tƣ vấn pháp lý, khi có tranh chấp thì lúng túng trong giải quyết, không tìm đƣợc phƣơng pháp khắc phục tranh chấp hiệu quả mà ngay đó đã khởi kiện ra Tòa án. Đối với doanh nghiệp lớn có điều kiện thuê luật sƣ tƣ vấn thì khi có tranh chấp sẽ đƣợc tƣ vấn hòa giải tuy nhiên, đội ngũ luật sƣ ở Việt Nam hiện nay không có nhiều kinh nghiệm trong hòa giải giải quyết tranh chấp thƣơng mại.

Thứ ba, pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải ở Việt

Nam hiện nay chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng của Nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan, bộ ngành liên quan. Do đó, việc quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại còn mang tính chung chung và thiếu sót dẫn đến tình trạng áp

80

dụng trong thực tiễn gây lúng túng nên làm cho giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải ở Việt Nam không hiệu quả và hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam chƣa có quy định về trình tự thủ tục để cho các tổ chức hòa giải nƣớc ngoài có thể thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo đúng lộ trình cam kết của nƣớc ta đƣợc quy định tại Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO - phần dịch vụ liên quan đến tƣ vấn quản lý; cũng nhƣ trình tự thủ tục để các tổ chức hòa giải của Việt Nam thành lập để cung cấp các dịch vụ hòa giải. Hơn nữa, một nguyên nhân nữa cần phải kể đến đó là năng lực của đội ngũ xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở nƣớc ta. Đội ngũ thẩm phán, luật sƣ, nghiên cứu luật ở nƣớc ta chƣa nhiều trong khi đó số lƣợng có trình độ, hiểu biết sâu rộng còn ít nên không tiên liệu đƣợc mọi trƣờng hợp xảy ra và việc ban hành pháp luật không điều chỉnh kịp thời đối với những tranh chấp thƣơng mại phát sinh do đời sống kinh tế xã hội luôn luôn biến đổi. Vì thế, đòi hỏi đội ngũ xây dựng pháp luật, các nhà làm luật, nghiên cứu luật pháp không ngừng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của thế giới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cùng với sự quan tâm đầy đủ của Nhà nƣớc và các Bộ, ngành liên quan có nhƣ thế pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải mới đƣợc hoàn thiện dần và phù hợp với pháp luật quốc tế để có thể giải quyết tranh chấp thƣơng mại phát sinh hiệu quả.

81

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 84)