3.1. Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải thƣơng mại bằng hòa giải
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các quan hệ thƣơng mại cũng mang những diện mạo sắc thái mới, do dó các tranh chấp thƣơng mại cũng ngày càng nhiều và muôn hình muôn vẻ. Bởi lẽ tranh chấp thƣơng mại là một hiện tƣợng mang tính tất yếu khi có sự tồn tại của hoạt động thƣơng mại. Các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đều quan tâm đến sự bảo đảm về mặt pháp lý cho hoạt động kinh doanh cũng nhƣ giải quyết tranh chấp để có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Do đó, việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại một cách nhanh chóng và hiệu quả là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại, trong đó giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải là một phƣơng thức đƣợc các thƣơng nhân lựa chọn hàng đầu bởi những ƣu điểm của nó nhƣ linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, thuận lợi mà vẫn đảm bảo đƣợc bí mật và giữ đƣợc quan hệ làm ăn đối tác với nhau. Ngoài ra, ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Pháp, Singapore…giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải đã hình thành, phát triển và chứng tỏ là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại hiệu quả.
Phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải đã đƣợc quy định trong một số văn bản pháp lý của Việt Nam cũng nhƣ Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, nhƣng hiện nay khung pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải còn rất hạn chế và thiếu sót. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải là một điều rất cần thiết để phƣơng thức này có thể áp dụng phổ biến trong thực tế giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở nƣớc ta. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa hợp tác kinh tế với các nƣớc, đòi hỏi nƣớc ta phải
82
xem xét, chấp nhận những tập quán thƣơng mại quốc tế và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về các lĩnh vực thƣơng mại kinh doanh quốc tế. Do đó, việc xây dựng