Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 28)

* Khái niệm hòa giải

Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự vận động không ngừng của các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể không thể tránh khỏi những tranh chấp. Vì thế, cần phải có những phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại nhanh gọn, tiết kiệm và có thể duy trì đƣợc quan hệ làm ăn giữa các bên. Giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải (hay còn gọi là hoà giải thƣơng mại) là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới và đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó. Cùng với thƣơng lƣợng và trọng tài, hoà giải đƣợc coi là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế đƣợc hiểu một cách chính xác những gì mà nó thể hiện đó là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay cho việc khởi kiện ra tòa [37, tr.196]. Điều này đặt ra câu hỏi là nó thay thế cho cái gì. Ở đây, “thay thế” hàm nghĩa những khác biệt với hình thức tố tụng của Tòa án. Ngoài ra, “thay thế” còn hàm ý một sự tự do lựa chọn, các bên có quyền lựa chọn sử dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại khác nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải,... vì những ƣu thế của nó so với hình thức tố tụng của Tòa án.

Hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp thƣơng mại hiệu quả, tuy nhiên hiện nay quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chƣa thống nhất và có nhiều ý kiến khác nhau nhƣ:

Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì “Hòa giải là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả” [32, tr.430]. Khái niệm này đã đề cập đến hành động và mục đích của hòa giải nhƣng chƣa nêu đƣợc

22

các yếu tố nhƣ bản chất, nội dung và chủ thể của hòa giải. Điều này đã đƣợc khắc phục trong Từ điển luật học của Black’s Law. Theo đó, hòa giải là “sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải, hành vi của ngƣời thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ, việc giải quyết tranh chấp thông qua ngƣời trung gian hòa giải (bên trung lập)” [38, tr. 307].

Theo định nghĩa của Luật mẫu của Ủy ban Pháp luật Thƣơng mại Quốc tế

(UNCITRAL) về hòa giải thƣơng mại, hòa giải “là một quá trình trong đó các bên

yêu cầu một hay nhiều bên thứ ba (hòa giải viên) tham gia nỗ lực hỗ trợ các bên nhằm giải quyết êm thấm tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan một mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng hoặc một mối quan hệ pháp luật khác. Hòa giải viên không có

quyền áp đặt các bên phải thực hiện một giải pháp giải quyết tranh chấp” [khoản 3

Điều 1].

Theo định nghĩa của giáo trình luật thƣơng mại thì hòa giải là “phƣơng thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh” [35, tr.441].

Hay theo giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết thƣơng mại, hòa giải “là hình thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò làm trung gian để giúp các bên có đƣợc tiếng nói chung trong việc giải quyết các bất đồng” [36, tr. 323].

Một số quan điểm khác cho rằng hòa giải còn đƣợc hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ. Hòa giải cũng đƣợc coi là sự tiếp nối của quá trình thƣơng lƣợng trong đó các bên cố gắng điều hòa những ý kiến bất đồng thông qua sự hỗ trợ của bên thứ ba độc lập.

Nhƣ vậy, qua các khái niệm ở trên có thể hiểu “Hòa giải là một hình thức giải

quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm giải pháp thích hợp

23

Ở Việt Nam, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, thƣơng lƣợng, hòa giải nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh nhất là các tranh chấp thƣơng mại luôn đƣợc coi trọng. Nếu thƣơng lƣợng, hòa giải không thành mới đƣa ra tòa án hoặc trọng tài. Và ngay cả khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài hoặc tòa án, các bên vẫn có thể tiến hành hòa giải với nhau. Hòa giải có những lợi thế nhất định đối với việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại có nội dung phức tạp, các bên ít hiểu biết đối với nhau. Trong phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải thì kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của hòa giải viên. Hoà giải viên đóng vai trò là ngƣời trung gian có vị trí độc lập đƣợc các bên thống nhất lựa chọn, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu rõ nội dung tranh chấp, lý giải, phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình. Công việc của hòa giải viên cụ thể là: đầu tiên là xem xét, phân tích đánh giá và đƣa ra những ý kiến, nhận định bình luận về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và những vấn đề có liên quan để các bên tham khảo. Tiếp theo là đề ra những giải pháp, phƣơng án thích hợp để các bên tham khảo lựa chọn và quyết định. Các bên tranh chấp cung cấp thông tin cho nhau và trình bày quan điểm của mình, hoà giải viên hƣớng các bên vào việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp nhằm loại trừ những ý kiến bất đồng, những xung đột về lợi ích giữa các bên. Quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp. Các bên có thể ghi lại sự thỏa thuận bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên. Nó có giá trị nhƣ một cam kết để các bên tôn trọng và tự nguyện thực hiện, hòa giải viên không có quyền đƣa ra phán xét hay áp đặt một giải pháp nào đối với các bên, cũng nhƣ không thể đƣa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

* Đặc điểm của hòa giải

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải có sự hiện diện

của bên thứ ba đóng vai trò là hòa giải viên để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ƣu nhằm loại trừ tranh chấp. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hòa giải và

24

thƣơng lƣợng vì thƣơng lƣợng là việc tự giải quyết tranh chấp giữa các bên mà không có sự xuất hiện của ngƣời thứ ba. Đồng thời, đó cũng là điểm khác biệt với phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án, hòa giải viên không có quyền phán xét cũng nhƣ không đƣa ra bất kỳ quyết định hay giải pháp nào ràng buộc các bên tranh chấp nhƣ trọng tài viên và thẩm phán. Vai trò của hòa giải viên trong quá trình hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên đạt đƣợc sự thống nhất ý chí và đƣa ra quyết định cuối cùng.

Thứ hai là giống nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải là giải pháp tự nguyện, tùy thuộc

vào sự tự nguyện và thiện ý của các bên tham gia tranh chấp. Tuy nhiên, quá trình hòa giải các bên tranh chấp cũng vẫn chịu sự chi phối nhất định mang tính thể thức nhƣ điều lệ của Trung tâm hòa giải, các quy định cơ bản của pháp luật về thủ tục hòa giải. Hòa giải là một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo cho các bên tranh chấp bởi khi sử dụng hoà giải để giải quyết tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên thƣờng thân thiện hơn, giữ đƣợc quan hệ hợp tác làm ăn, bởi lẽ không có bên thắng, bên thua mà cả hai bên đều thắng; trong khi đó giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài và tòa án phải thực hiện theo thủ tục tố tụng do pháp luật quy định, sau khi giải quyết tranh chấp thƣờng có tình trạng kẻ thắng ngƣời thua nên các bên không hợp tác với nhau nữa. Vì vậy, trong thực tiễn hoạt động thƣơng mại của các nƣớc phát triển, các doanh nhân có xu hƣớng lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải.

Thứ ba, kết quả giải quyết tranh chấp bằng hoà giải phụ thuộc vào nhiều yếu tố

nhƣ: ý chí tự nguyện và thiện chí của các bên tranh chấp vì không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải; kỹ năng của hòa giải viên nhƣ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp, có kinh nghiệm, có sự độc lập với các bên tranh chấp để có thể tháo gỡ hoặc góp phần làm giảm đi những bất đồng, những rào cản và khác biệt trong quan điểm của các bên.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)