8. Tổng quan tài liệ u
3.3.3. Kiến nghị với KBNN cấp trên
- Kịp thời chỉ đạo và thống nhất quy trình nghiệp vụ đối với hệ thống KBNN
KBNN cấp trên cần có sự hướng dẫn chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt quy trình, nghiệp vụ KSC thường xuyên NSNN cho tất cả các KBNN trực thuộc. Thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác KSC thường xuyên NSNN trong hệ thống KBNN, để các đơn vị KBNN trong hệ thống thống nhất chung cách thức kiểm soát; nắm bắt kịp thời các văn bản chế độ của Nhà nước, của ngành để triển khai đồng bộ, có hiệu quả phục vụ tốt công tác KSC NSNN.
Thực tế hiện nay đối với KBNN Cẩm Lệ, giải pháp này là hết sức quan trọng và cần thiết. Các Nghị định, Thông tư, Quyết định tuy đã có hướng dẫn trong từng ngành, từng lĩnh vực …nhưng không thể bao quát hết tình hình thực tế phát sinh, thậm chí có khi văn bản hướng dẫn chung, không cụ thể, mỗi đơn vị KBNN có những cách hiểu khác nhau, không thống nhất và thực hiện khác nhau. Chính vì vậy đề nghị KBNN cấp trên phải có sự chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt quy trình, nghiệp vụ KSC để giải quyết, khai thông
công việc tại Kho bạc và không gây phiền hà cho các đơn vị thụ hưởng NSNN.
Kết luận chương 3: Từ những các nguyên nhân tồn tại trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ và tham khảo chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020, định hướng hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Trong các giải pháp được đề xuất, có những giải pháp được thực hiện tại KBNN Cẩm Lệ, nhưng cũng có những giải pháp phải kiến nghị các cơ quan quản lý các cấp thực hiện. Ngoài ra, để thực hiện một số các giải pháp cần phải có những điều kiện nhất định về mặt pháp lý cho chủ trương thực hiện, các yếu tố hỗ trợ cũng đuợc xét đến nhằm đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ.
KẾT LUẬN
KSC chi thường xuyên NSNN là một nội dung quan trọng trong quản lý chi tiêu ngân sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống tiêu cực, lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cùng với tiến trình đổi mới cơ chế kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Kho bạc nói chung và KBNN Cẩm Lệ nói riêng với chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước về quỹ NSNN, trong đó có công tác KSC thường xuyên NSNN, đã khẳng định được một cách vững chắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình trong hệ thống quản lý nền tài chính nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề còn tồn tại cần được khắc phục để hoàn thiện hơn công tác này.
Hoàn thiện công tác KSC chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau. Các giải pháp phải có tính hệ thống, xuyên suốt và phù hợp với các cơ chế, chính sách, từ Luật đến các văn bản hướng dẫn và phù hợp với điều kiện thực tế.
Được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo – PGS.TS Lâm Chí Dũng, sự góp ý nhiệt tình của lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp KBNN Cẩm Lệ, tác giả đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nhưng những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các Thầy giáo, Cô giáo, Nhà khoa học và các đồng nghiệp đểđề tài hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2005), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[2] Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[3] Kho bạc Nhà nước (2010), Cẩm nang KSC ngân sách qua Kho bạc Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[4] Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển KBNN 2020, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[5] Kho bạc Nhà nước (2005), Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[6] Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) và những vấn đề có liên quan; Kho bạc Nhà nước & Dự án cải cách quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[7] Kho bạc Nhà Nước (2010), Kho bạc Nhà Nước Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội, Hà Nội.
[8] Kho bạc Nhà nước (2012), Quy trình kiểm tra nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[9] Kho bạc Nhà nuớc Cẩm Lệ (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động của KBNN Cẩm lệ, Đà Nẵng từ 2011 đến 2013, Đà Nẵng.
[10] Kiểm toán Nhà nuớc (2012), Báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2011 của Quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[11] Nguyễn Công Điều (2013), “Đổi mới phương thức KSC và vị thế, vai trò của KBNN”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ, (135), tr. 14-17
[12] Nguyễn Hải Yến (2013), “Sự cần thiết và một số giải pháp nhằm đổi mới chu trình NSNN”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ, (134), tr. 12-14. [13] Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý ngân sách
nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[14] Phê duyệt Dự án cải cách tài chính công, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 của Thủ Tướng Chính phủ.
[15] Qui định chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN, Quyết định số 108/2009 QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ Tướng Chính phủ.
[16] Vĩnh Sang (2013), “Quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ, (133), tr. 10-14.