Nhóm giải pháp thuộc về tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) (Trang 107)

8. Tổng quan tài liệ u

3.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về tổ chức, quản lý

a. Đào to, bi dưỡng nâng cao trình độ, năng lc và phm cht cán b Kho bc Nhà nước Cm L

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN nhằm sắp xếp, sử dụng và phát huy năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ nhằm hạn chế sai sót trong quá trình KSC và nâng cao chất lượng phục vụ. Để thực hiện được điều này, cần tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác KSC NSNN về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Những cán bộ được phân công làm công tác này phải là người có năng lực chuyên môn cần thiết, được đào tạo và bồi dưỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của

Nhà nước. Đồng thời, những cán bộ này cũng phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, thì KBNN phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Thực hiện chế độ khen thưởng công bằng, hợp lý. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.

b. Tăng cường phi hp vi các cơ quan, ban, ngành trong thc hin công tác KSC

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi tiêu NSNN của đơn vị SDNS, KBNN Cẩm Lệ thực hiện báo cáo, tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân Quận Cẩm Lệ về tình hình thực hiện chi NSNN của các đơn vị dự toán cấp Quận, Phường. Trên cơ sở đó Uỷ ban Nhân dân Quận có giải pháp điều hành, thúc đẩy các đơn vị chấp hành chi NSNN đúng quy định và có căn cứ để xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy các đơn vị thực hiện quản lý ngân sách đúng Luật. Khi đơn vị chấp hành đúng Luật thì khối lượng công việc KSC của Kho bạc cũng được giảm tải.

KBNN Cẩm Lệ phối hợp với Phòng Tài chính và cơ quan chủ quản của đơn vị tổ chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các Thông tư, chế độ, định mức, chính sách mới ban hành cho các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý để các đơn vị nắm bắt và thực hiện đúng qui định.

c. Tiếp nhn, x lý kp thi ý kiến, phn ánh ca đơn v SDNS trong công tác KSC

Như đã phân tích ở quy trình giao dịch một cửa tại KBNN Cẩm Lệ, bên cạnh những ưu điểm của quy trình, còn tồn tại nhược điểm là cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ; vừa xử lý hồ sơ, chứng từ; dẫn đến tình trạng cán bộ KSC dễ có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong quá trình KSC thường xuyên NSNN. Tuy vậy, ưu điểm của quy trình này là phần lớn. Để khắc phục nhược điểm của quy trình này, bên cạnh giải pháp nâng cao nâng lực và phẩm chất cán bộ KBNN Cẩm Lệ; lấy ý kiến đánh giá của đơn vị SDNS hằng năm; KBNN Cẩm Lệ cần tổ chức thường xuyên thu nhận ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS sao cho đơn vị SDNS có điều kiện dễ tiếp cận và phản ánh ý kiến được kịp thời. Từ đó, lãnh đạo KBNN có biện pháp chấn chỉnh kịp thời cán bộ vi phạm. Cụ thể như sau:

Hiện nay, KBNN Cẩm Lệ đang sử dụng chương trình tin học để quản lý việc giao nhận chứng từ giữa đơn vị SDNS với cán bộ KSC. Khi đơn vị SDNS giao chứng từ cho cán bộ KSC thì đơn vị SDNS đều phải nhập dữ liệu vào chương trình giao nhận. Vì vậy, KBNN Cẩm Lệ có thể cải tiến chương trình này bằng cách tích hợp thêm tính năng lấy ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS về công tác KSC của KBNN Cẩm Lệ. Mỗi khi đơn vị SDNS nhập dữ liệu giao nhận vào chương trình, thì tính năng này được kích hoạt nhắc nhở đơn vị SDNS cho ý kiến. Tất cả các ý kiến, phản ánh chỉ có lãnh đạo Kho bạc mới đọc được nội dung các ý kiến, phản ánh này. Thực hiện giải pháp này một mặt tăng được tính răng đe cán bộ KSC luôn ý thức tự giác làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, mặt khác giúp lãnh đạo KBNN Cẩm Lệ nắm bắt được kịp thời những sai trái để theo dõi, tìm hiểu, xác minh và có biện pháp chấn chỉnh.

d. Chuyn nhim v KSC thường xuyên NSNN ti KBNN Cm L v mt b phn duy nht

Nhiệm vụ KSC thường xuyên tại KBNN Cẩm Lệ còn phân tán ở hai bộ phận: bộ phận Kế toán và Bộ phận Tổng hợp – Hành chính. Như vậy là chưa tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị chi thường xuyên NSNN khi đến giao dịch tại KBNN do phải thực hiện giao dịch ở hai đầu mối khác nhau.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDNS, cần quy công tác KSC thường xuyên về một đầu mối bằng cách chuyển nhiệm vụ KSC thường xuyên vốn chương trình mục tiêu ở bộ phận Kế hoạch – Tổng hợp về bộ phận Kế toán.

Điều này hoàn toàn thực hiện được bởi vì:

- Đơn vị SDNS chi thường xuyên cũng là đơn vị được Nhà nước giao chi kinh phí chương trình mục tiêu.

- Chế độ kiểm soát hồ sơ, chứng từ của hai nguồn kinh phí hiện nay đã được quy định đồng nhất, hoàn toàn giống nhau.

- Phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, giảm thiểu các đầu mối giao dịch cho đơn vị SDNS.

e. Thc hin KSC theo kết quđầu ra

KSC NSNN hiện nay được thực hiện theo đầu vào, tập trung vào việc KSC chi phí đầu vào của đơn vị SDNS theo dự toán và các chế độ tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định. Ưu điểm của việc quản lý kiểm soát này là khá đơn giản, rõ ràng, Nhà nước dễ kiểm soát chi tiêu của đơn vị. Sự kiểm soát của các cơ quan Tài chính, Kho bạc, Kiểm toán Nhà nước… có tính chất răn đe, ngăn chặn được sự tùy tiện, tham nhũng trước khi xảy ra. Tuy nhiên, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức không thể bao quát hết được các nội dung chi tiêu ngân sách ngày càng đa dạng và phức tạp. Cán bộ đơn vị SDNS cũng như cán bộ KSC của Kho bạc cũng khó nắm bắt hết được các văn bản quy

định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong chi NSNN. Hơn nữa, KSC theo kết quả đầu vào ít có động lực để đơn vị chi tiêu sử dụng NSNN một cách có hiệu quả.

Trong cơ chế kiểm soát chất lượng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế KSC theo “đầu vào” hiện nay, khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếu và lạc hậu; đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị SDNS cũng như phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.

Quản lý, kiểm soát ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý chi tiêu công mới dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tư sang khu vực công, chuyển dịch trọng tâm từ mô hình quản lý theo “mệnh lệnh và kiểm soát” sang mô hình quản lý “thúc đẩy và hổ trợ”. Ghi nhận vai trò quan trọng của các kết quả hoạt động của cá nhân và tổ chức.

Hay nói cách khác KSC NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công như các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch. . . theo số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cung cấp. . . đã được ấn định trước. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về việc sử dụng khoản ngân sách đó theo kết quả cam kết ban đầu. Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản ngân sách đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho Thủ trưởng các đơn vị quyết định. Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả, đến kết quả chương trình đó đem lại như thế nào từ nguồn ngân sách.

Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụđược giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.

Sau khi được các cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách năm, các cơ quan đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quảđầu ra.

Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị phải lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ nhu cầu chi hàng quý đã đăng ký và yêu cầu của nhiệm vụ chi, đơn vị dự toán lập giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch.

Căn cứ vào dự toán năm được giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủđộng và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Định kỳ, cơ quan Tài chính hoặc KBNN phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp.

Muốn có một cơ chế KSC theo kết quả đầu ra, Nhà nước cần phải ban hành được quy định các tiêu chuẩn tính toán chi phí và hiệu quả đối với từng loại. Những khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN là những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả

của các khoản chi đó phải được xem xét dựa trên cơ sởđánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Hơn thế, hiệu quả của việc quản lý và KSC thường xuyên NSNN không những chỉđo được bằng các chỉ tiêu định lượng, mà còn phải xem xét cả bằng các chỉ tiêu định tính. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai áp dụng cơ chế này. Nên trong thời gian đầu có thể thực hiện ở một số nội dung nội dung ít phức tạp khi lượng hóa chi phí, kết quả như: chi mua sắm, chi một số nghiệp vụ, chuyên môn...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)