8. Tổng quan tài liệ u
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.2.1. Khái quát về KBNN Việt Nam
a. Sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN
Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75 quy định tổ chức, bộ máy Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố là một bộ phận tổ chức cấu thành trong bộ máy Bộ Tài chính.
Giữa năm 1951, nhiệm vụ của Nha ngân khốđược chuyển giao sang hệ thống ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện vai trò là 3 trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, vừa thực hiện nhiệm vụ của Nha Ngân khố bao gồm các công việc như: chấp hành quỹ NSNN, tập trung các nguồn thu của NSNN, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi NSNN theo lệnh của cơ quan Tài chính, làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ NSNN, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ nhà nước về vàng, bạc, kim khí quý, đá quý…
Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế
quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ tài chính để hệ thống tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành NSNN tài chính quốc gia.
Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ NSNN và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1998 về chức năng nhiệm và tổ chức bộ máy của Bộ tài chính.Thực hiện Nghịđịnh của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 - 1989, Bộ Tài chính đã có đề án thành lập hệ thống KBNN và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/1989). Kết quả cho thấy việc quản lý quỹ NSNN tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi NSNN, trợ giúp đắc lực cho cơ quan Tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN, mặt khác đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả. Ngày 01/04/1990 Chính phủ ban hành quyết định 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.
b. Chức năng của KBNN
KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ tài chính. Hiện nay chức năng, nhiệm vụ của KBNN được quy định tại quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính. KBNN có 4 chức năng cơ bản là:
- Quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý.
- Quản lý ngân quỹ. - Tổng kế toán nhà nước.
- Huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái và trái phiếu.
Thực hiện và cụ thể hoá các chức năng nêu trên, Chính phủ, Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ của KBNN bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nội ngành.
c. Nhiệm vụ của KBNN
KBNN thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN.
+ Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi NSNN bằng ngoại tệ.
+ Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác do KBNN quản lý; Quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.
+ Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của nhà nước được, thực hiện công tác thống kê, báo cáo tài chính:
+ Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ KBNN tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống:
+ Mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ.
+ Được sử dụng ngân quỹ KBNN để tạm ứng cho NSNN theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
- Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của KBNN; phòng chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
- Hiện đại hóa hoạt động KBNN.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của KBNN. - Quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản được giao theo qui định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chếđộ quản lý tài chính của nhà nước.
- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Khái niệm KSC thường xuyên NSNN
KSC thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN của các đối tượng SDNS phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định, theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN.
1.2.3. Sự cần thiết KSC thường xuyên NSNN
Đối với nước ta hiện nay, KSC thường xuyên NSNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi xuất phát từ những lý do sau đây:
chế quản lý tài chính và cơ chế quản lý NSNN đòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên của NSNN phải bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.
Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của NSNN bao giờ cũng có hạn, trong đó chủ yếu là tiền của và công sức lao động do nhân dân đóng góp do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt theo Luật NSNN quy định, hệ thống KBNN chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chi thường xuyên NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã đươc Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Thứ hai, do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN.
Cơ chế quản lý cấp phát, chi trả NSNN tuy đã được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện, nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc và vì vậy không thể bao quát hết tất cả các trường hợp nảy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạt động chi NSNN. Chẳng hạn như hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu còn xa rời với thực tế, thiếu đồng bộ, chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đã tạo ra những kẻ hở trong công tác quản lý...
Từ thực tế trên đòi hỏi phải có những cơ quan có thẩm quyền, thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực; đồng thời, phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản lý và KSC NSNN ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dung kinh phí NSNN cấp.
Một thực tế khá phổ biến là các đơn vị thụ hưởng kinh phí được NSNN cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán sai chế độ quy định như không có trong dự toán chi NSNN đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan…Vì vậy, vấn đềđặt ra là cần thiết phải có một bên thứ ba - cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét, kết luận chính xác đối với khoản chi của đơn vị có nằm trong dự toán được duyệt hay không; việc sử dung các khoản chi này có đúng chếđộ, định mức, tiêu chuẩn được duyệt hay không; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định hay chưa… qua đó có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, sai sót, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng kinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được tiết kiệm và có hiệu quả.
Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi thường xuyên NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.
Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi thường xuyên NSNN là một ưu thế cực kỳ to lớn đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng các khoản
kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn. Vì vậy, cần phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN thực hiện.
Thứ năm, do yêu mở cửa, hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới.
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là mô hình của Cộng hoà Pháp và khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì việc kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chi trả trực tiếp từ KBNN các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, đểđảm bảo yêu cầu, kỷ cương quản lý tài chính nhà nước và sử dụng vốn NSNN đúng mục đích, có hiệu quả.
1.2.4. Vai trò của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN chi thường xuyên NSNN
a. Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan Tài chính)
Cơ quan Tài chính tham gia KSC thường xuyên NSNN trong suốt chu trình chi thường xuyên NSNN.
- Tại giai đoạn lập dự toán
Sau khi dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN của các cơ quan phân bổ dự toán cho các đơn vị SDNS. Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao,
không đúng chính sách, chế độ thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại.
- Tại giai đoạn chấp hành dự toán
+ Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào hệ thống Tabmis theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống Tabmis.
+ Đảm bảo tồn quỹ NSNN các cấp để đáp ứng các nhu cầu chi của NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật. Trường hợp tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan Tài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản) KBNN tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ NSNN, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực