Định hướng hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) (Trang 103)

8. Tổng quan tài liệ u

3.1.2.Định hướng hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua

qua KBNN Cẩm Lệ.

Mục tiêu chung của ngành:

- Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ cho Chính phủ, thanh toán theo lô. Từng bước chuyển dần việc quản lý, KSC NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý KSC theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình của ngân sách. Thực hiện việc phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình KSC hiệu quả.

- Cải cách công tác KSC thường xuyên NSNN theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát... Thực hiện KSC NSNN theo cơ chế một cửa và xây dựng chuẩn ISO 9001-2000 để áp dụng trong hoạt động này.

- Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm qui trình, thủ tục KSC điện tử.

- Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Mục tiêu của KBNN Cẩm Lệ:

- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ KSC theo đúng tinh thần của Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN.

- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đúng mục đích tiền, tài sản của Nhà nước để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Cần làm cho các cơ quan, đơn vị SDNS thấy được quyền và nghĩa vụ trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN.

- Quy trình KSC NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương.

- Phục vụ chiến lược định hướng khách hàng: Khách hàng của kho bạc bao gồm: các đơn vị sử dụng NSNN, các công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác, doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế. Định hướng khách hàng trước hết phải mang đến khách hàng những dịch vụ hiện đại thông qua kênh giao dịch đa dạng, trước hết là kênh giao dịch trực tiếp. Các dịch vụ hiện đại chỉ có thể xây dựng trên cơ sở cải tiến các qui trình nghiệp vụ. Như vậy định hướng khách hàng cũng có nghĩa phải hiện đại hoá các qui trình nghiệp vụ nội tại.

Trên cơ sở các mục tiêu chung của ngành và mục tiêu của KBNN Cẩm Lệ, định hướng hoàn thiện công tác KSC thường xuyên của KBNN Cẩm Lệ là:

Chi thường xuyên NSNN phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời phải bảo đảm bảo KSC thường xuyên NSNN theo đúng Luật NSNN, tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế KSC thường xuyên NSNN cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách chi theo dự toán, tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động.

Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành ngân sách. Nâng cao trách nhiệm của đơn vị SDNS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và trách nhiệm của KBNN.

Cải tiến quy trình thủ tục KSC thường xuyên NSNN phải bảo đảm tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát và cơ quan được kiểm soát. Trong điều kiện hiện nay công tác quản lý chi NSNN chưa thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, việc hoàn thiện quy trình thủ tục, các định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách là đòi hỏi phải đầy đủ, kịp thời và rõ ràng, để nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên NSNN.

Tăng cường và mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng phương thức quản lý và KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu; quản lý cấp phát ngân sách theo kết quả đầu ra của công việc. Kết hợp giữa cấp phát và KSC theo dự toán và khoán chi để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay vì quản lý theo kết quả đầu vào như hiện nay.

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN với tư cách là cơ quan quản lý ngân quỹ quốc gia và sẽ là tổng kế toán nhà nước, lập báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước. Để làm tốt các nhiệm vụ này, cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy kế toán ngân sách theo hướng: Kế toán viên tại các đơn vị dự toán phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của KBNN; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của kế toán KBNN đối với người chuẩn chi, đồng thời đề cao trách nhiệm của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi tiêu đó.

Luật NSNN đã quy định KBNN tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, hạch toán NSNN. Định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán NSNN cho cơ quan nhà nước và cơ quan Tài chính đồng cấp. Quá trình hình thành tổng kế toán nhà nước sẽ được chia làm hai giai đoạn: một là, giai đoạn hợp nhất kế toán ngân sách và kế toán Kho bạc; hai là, giai đoạn thiết lập tổng kế toán nhà nước.

Cải tiến về nội dung, quy trình lập, phê duyệt và phân bổ dự toán NSNN, bảo đảm tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời. Dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN.

KBNN thực hiện KSC thường xuyên NSNN phải giúp cho các đơn vị sử dụng NSNN sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu. Hiện nay, cơ chế KSC thường xuyên NSNN đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Khi KSC phát hiện các khoản chi vi phạm chế độ chi tiêu NSNN, KBNN không có cơ chế xử phạt, hoặc đề nghị các cấp xử lý mà mới chỉ dừng lại ở việc từ chối thanh toán hoặc đề nghị đơn vị chỉnh sửa, bổ sung.

Vì vậy, trách nhiệm của người chuẩn chi chưa được nâng cao, chưa loại bỏ tiêu cực, chưa nâng cao được chất lượng, hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN.

Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán NSNN bảo đảm nguyên tắc mọi khoản chi của NSNN đều phải được cấp phát trực tiếp từ KBNN tới đối tượng SDNS. Bên cạnh đó, cần cải tiến và mở rộng phương thức thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN theo hướng thanh toán hiện đại và theo thông lệ quốc tế. Áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại, các điều kiện sẵn có về hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin để thực hiện công khai hoá thủ tục KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) (Trang 103)