8. Tổng quan tài liệ u
1.2.4. Vai trò của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý các khoản ch
chi thường xuyên NSNN
a. Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan Tài chính)
Cơ quan Tài chính tham gia KSC thường xuyên NSNN trong suốt chu trình chi thường xuyên NSNN.
- Tại giai đoạn lập dự toán
Sau khi dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN của các cơ quan phân bổ dự toán cho các đơn vị SDNS. Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao,
không đúng chính sách, chế độ thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại.
- Tại giai đoạn chấp hành dự toán
+ Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào hệ thống Tabmis theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống Tabmis.
+ Đảm bảo tồn quỹ NSNN các cấp để đáp ứng các nhu cầu chi của NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật. Trường hợp tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan Tài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản) KBNN tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ NSNN, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị.
+ Trong quá trình SDNS của các đơn vị chi thường xuyên NSNN, cơ quan Tài chính thực hiện giám sát và có thể tổ chức kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và SDNS ở các đơn vị SDNS. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chếđộ báo cáo, thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán.
+ Đối với những khoản chi do cơ quan Tài chính quyết định chi bằng hình thức “Lệnh chi tiền”: Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát đối tượng, nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi đảm bảo đúng đối tượng và đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định.
- Tại giai đoạn quyết toán chi thường xuyên NSNN
Cơ quan Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra công tác kế toán và quyết toán NSNN; lập quyết toán chi ngân sách; tổng hợp báo cáo quyết toán chi ngân sách thuộc cấp quản lý.
Trong quá trình kiểm tra kế toán, xét duyệt và thẩm định quyết toán, nếu phát hiện các khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật sẽ thu hồi ngay cho NSNN và hạch toán giảm chi NSNN. Trường hợp quyết toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn, thì hạch toán chi ngân sách (đối với khoản phải hoàn trả) hoặc thu ngân sách (đối với khoản phải thu hồi).
Trường hợp các đơn vị dự toán và các cấp ngân sách không thực hiện nghiêm túc những quy định về công tác kế toán và quyết toán NSNN không đúng thời gian quy định thì cơ quan Tài chính tạm đình chỉ hoặc yêu cầu KBNN đồng cấp tạm đình chỉ cấp kinh phí cho đến khi đơn vị nộp báo cáo quyết toán năm, trừ một số khoản chi cấp thiết như lương, phụ cấp lương, trợ cấp, học bổng học sinh, sinh viên.
b. Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I
Có trách nhiệm giao dự toán cho các đơn vị SDNS trực thuộc đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung thẩm tra của cơ quan Tài chính và đúng thời gian quy định. Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào Tabmis theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống Tabmis.
c. Đơn vị sử dụng ngân sách
- Đơn vị SDNS và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định. Lập chứng từ thanh toán theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung chi đã kê trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN.
+ Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.
+ Quản lý, SDNS và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; đúng định mức mua sắm, trang bị tài sản; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
d. Kho bạc Nhà nước
- KBNN tham gia KSC thường xuyên NSNN tại giai đoạn chấp hành dự toán NSNN:
+ KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định.
+ Tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình SDNS; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị SDNS tại KBNN.
+ KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị SDNS biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp các khoản chi NSNN không đủ các điều kiện chi theo quy định.
+ KBNN không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm soát.
+ KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp theo quy định cơ quan Tài chính được phép yêu cầu.
+ Cán bộ công chức KBNN không tuân thủ thời gian quy định về KSC quy định hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị SDNS thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
e. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước
Trong KSC thường xuyên NSNN, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm kiểm toán quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp theo quy định. Khi nhận được kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, Hội đồng Nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy, KSC thường xuyên NSNN được thực hiện ở cả ba giai đoạn của chu trình chi thường xuyên NSNN: Kiểm soát lập dự toán chi NSNN; kiểm soát chấp hành dự toán chi NSNN và kiểm soát quyết toán chi NSNN. Trong đó kiểm soát lập dự toán chi NSNN và quyết toán chi NSNN thuộc về trách nhiệm kiểm soát của cơ quan Tài chính và các cơ quan khác. KBNN tham gia KSC tại giai đoạn chấp hành dự toán chi NSNN.