Nhóm giải pháp thuộc về qui trình, chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) (Trang 113)

8. Tổng quan tài liệ u

3.2.2.Nhóm giải pháp thuộc về qui trình, chuyên môn, nghiệp vụ

a. Thc hin thanh tra chuyên ngành KBNN ti các đơn v SDNS

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi tiêu NSNN của các đơn vị SDNS, đồng thời để khắc phục hạn chế của hình thức KSC bằng Bảng kê chứng từ thanh toán, KBNN Cẩm Lệ cần có kế hoạch để tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành KBNN tại các đơn vị SDNS theo đúng tinh thần của Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

KBNN là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN. Một khi KBNN tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành lĩnh vực KBNN tại các đơn vị SDNS thì hơn ai hết, KBNN là người trực tiếp thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN cho đơn vị SDNS, nên khi thực hiện thanh kiểm tra sẽ được trọng tâm, chính xác và đúng chuyên môn hơn. Hơn nữa, thông qua công tác thanh tra chuyên ngành lĩnh vực KBNN nhằm thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ cương, siết chặt kỷ luật tài chính đối với đơn vị SDNS với nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến lĩnh vực KSC NSNN của KBNN. Phát hiện, ngăn ngừa, xử lý và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, đơn vị SDNS. Bên cạnh đó, thông qua

công tác thanh kiểm tra, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật nhằm khắc phục các lỗ hổng của pháp luật, tránh bị lợi dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Tài chính, KBNN và các đơn vị SDNS trong các hoạt động giao dịch, giám sát, quản lý và điều hành quỹ NSNN giao cho KBNN kiểm soát, quản lý.

Để thực hiện giải pháp trên, Bộ Tài chính cần hủy bỏ quy định kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và SDNS chi thường xuyên ở các đơn vị SDNS của cơ quan Tài chính. Vì việc này đã được KBNN thực hiện và có hiệu quả hơn cơ quan Tài chính.

b. Tăng cường k lut thanh toán tm ng

Để giảm được số dư tạm ứng chi NSNN, tránh tình trạng chiếm dụng vốn nhà nước, giảm công việc thanh toán tạm ứng dồn vào cuối năm gây quá tải cho cán bộ KSC, cán bộ KSC cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khẩn trương thanh toán tạm ứng. Thực hiện đúng theo qui định, chậm nhất vào ngày 5 tháng sau, các đơn vị sử dụng NSNN phải thanh toán hết số dư tạm ứng của tháng trước (trừ những khoản chi theo tiến độ). Nếu đơn vị không thanh toán tạm ứng đúng thời gian quy định, KBNN thực hiện không cấp tiếp tạm ứng.

c. Gii pháp nhm hn chế s dng tin mt trong thanh toán ca các đơn v SDNS

Để giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt quá cao tại KBNN Cẩm Lệ, tạo thói quen cho các đơn vị SDNS thanh toán không dùng tiền mặt, KBNN Cẩm Lệ cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ kế toán đơn vị SDNS cũng như cán bộ KSC về mục đích, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc quản lý tài chính, tiền tệ quốc

gia, từ đó có ý thức trách nhiệm hơn nữa trong việc kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt.

- Cần đa dạng hóa, hiện đại hóa hơn nữa công nghệ thanh toán tại KBNN Cẩm Lệ để rút ngắn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, nhằm khuyến khích các đơn vị SDNS tăng cường sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc giảm bớt khối lượng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN, mà nó còn giúp nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước đối với việc chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.

- Xiết chặt kỹ luật thanh toán không dùng tiền mặt, dần dần tiến đến kiên quyết từ chối các khoản chi vi phạm chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán cho các đơn vị SDNS.

d. Gii pháp nhm ngăn chn hin tượng xé nh gói thu

Cùng với dự toán năm đơn vị SDNS gửi đến KBNN vào đầu năm, KBNN yêu cầu đơn vị gửi thêm dự toán chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa vào đó, KBNN biết được các gói mua sắm, sửa chữa mà đơn vị sẽ thực hiện trong năm. Thực hiện đối chiếu các khoản chi mua sắm, sửa chữa khi có phát sinh với các gói mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi tiết. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời hiện tượng xé nhỏ các gói mua sắm, sửa chữa để tránh thực hiện đấu thầu theo quy định.

e. Thay đổi quy trình thc hin cam kết chi

Với mục đích thực sự giảm được nợ đọng trong thanh toán của các đơn vị SDNS bằng việc thực hiện cam kết chi, cần thay đổi quy trình thực hiện cam kết chi: Đơn vị thực hiện cam kết chi trước khi đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ với nhà cung cấp và sau khi đơn vị đã có Quyết định lựa chọn nhà cung cấp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này

có nghĩa là ở thời điểm trước khi ký hợp đồng, KBNN Cẩm Lệ đã thực hiện tiền kiểm các điều kiện chi thường xuyên NSNN. Nếu thỏa mản điều kiện chi, KBNN Cẩm Lệ thực hiện cam kết chi, dành dự toán của đơn vị SDNS để cam kết thanh toán cho khoản chi đó. Sau đó đơn vị mới thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp. Với giải pháp này, việc triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát cam kết chi đạt được mục đích ngăn chặn các đơn vị SDNS tạo ra các khoản nợ đọng trong thanh toán, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, nhưng vẫn duy trì ổn định việc thực hiện cơ chế KSC hiện hành.

f. Hn chế dn và đi đến xoá b phương thc ghi thu – ghi chi

Phương thức ghi thu – ghi chi cho phép đơn vị SDNS được sử dụng các khoản thu phát sinh trong quá trình hoạt động của mình để chi. Sau đó làm thủ tục ghi thu - ghi chi phản ánh vào thu chi NSNN. Như vậy, việc chi tiêu của đơn vị nằm ngoài sự kiểm soát của KBNN. Điều này gây ra tình trạng chi không tuân theo những thủ tục, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Đặc biệt là KBNN không thể kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ theo quy định của Nhà nước.

Để tất cả các khoản chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ qua KBNN, đối với các phương thức ghi thu - ghi chi tại đơn vị SDNS cần hạn chế dần và đi đến xoá bỏ. Chỉ ghi thu-ghi chi những khoản thu chi bằng hiện vật và ngày công lao động.

g. Đẩy mnh ng dng công ngh thông tin

Hiện đại hoá công nghệ thông tin KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và công tác KSC NSNN qua KBNN nói riêng, tạo động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động của KBNN. Trong những điều kiện cho phép, cần hoạch định những bước đi thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tin học hoá của ngành KBNN. Cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và

nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác KSC NSNN. Đầu tư nâng cấp hệ thống Tabmis để có khả năng đáp ứng cho các đơn vị SDNS thực hiện giao dịch với KBNN qua hệ thống mạng, nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) (Trang 113)