a. Các chỉ tiêu tổng hợp
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 213/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn 19.241 18.533 18.707 (708) (3,68) 174 0,94 2. Hàng tồn kho 11.457 11.819 11.749 362 3,16 (70) (0,59)
3. Tiền và khoản tương đương tiền 299 455 49 226 98,69 (406) (89,23) 4. Nợ ngắn hạn 6.429 2.772 1.806 (3.657) (56,88) (966) (34,85) 5. Khả năng thanh toán hiện hành
= (1) / (4) 2,99 6,69 10,36 3,69 123,75 3,67 54,86
6. Khả năng thanh toán nhanh
= [(1) – (2)] / (4) 1,21 2,42 3,85 1,21 100 1,43 59,09
7. Khả năng thanh toán tức thời
= (3) / (4) 0,04 0,16 0,03 0,12 300 (0,13) (81,25)
(Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2011 – 2013 )
Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh hiện hành cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.
Giai đoạn 2011 – 2012: khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 2,99 lần vào năm 2011, sang năm 2012 hệ số này là 6,69 lần, tăng 3,69 lần so với năm 2011. Cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 6,69 đồng TSNH. Có thể thấy trong giai đoạn này cả TSNH6
và nợ ngắn hạn đều giảm. Tuy nhiên, mức giảm của TSNH là 3,68% thì nợ ngắn hạn giảm những 56,88% điều này làm tăng khả năng thanh toán hiện hành của công ty.
Giai đoạn 2012 – 2013: khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng 3,67 lần. Chỉ số này cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 10.36 đồng tài sản ngắn hạn trong năm 2013, tăng nhiều so với năm 2011 và 2012. Nguyên nhân, nợ ngắn hạn của công ty giảm 34,85% nhưng TSNH lại tăng 0,9% dẫn đến khả năng thanh toán hiện hành cũng tăng lên. Hệ số này cho thấy khả năng sẵn sàng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty năm sau cao hơn năm trước, qua đó rủi ro thanh toán của công ty trong năm 2013 giảm so với năm 2012 và 2011.
Khả năng thanh toán nhanh:
Giai đoan 2011 – 2012: khả năng thanh toán nhanh của công ty đã tăng 100% so với năm 2011, cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,42 đồng TSNH ( trừ hàng tồn kho). Nguyên nh n tăng nhiều như vậy là do nợ ngắn hạn giảm 56,88% chênh lệch giũa TSNH và hàng tồn kho7 giảm tuy nhiên mức giảm thấp hơn mức giảm của nợ ngắn hạn.
Giai đoạn 2012 – 2013: khả năng thanh toán của công ty tăng 59,09% có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3,85 đồng TSNH ( trừ hàng tồn kho ). Do nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm 34,85%, còn TSNH tăng 0,94% còn HTK lại giảm 0,59% dẫn đến chênh lệch giữa TSNH và hàng tồn kho cũng cao hơn so với năm 2012. Khả năng thanh toán của công ty khá nhỏ, do hàng tồn kho trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn làm hạn chế khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng cho thấy tình hình tài chính của công ty khá tốt.
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của mình8.
Giai đoạn 2011 – 2012: khả năng thanh toán của công ty là 0,16 giảm 0,13 so với năm 2011, cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,16 đồng tiền và khoản
6
Tình hình TSNH giai đoan 2011 – 2013, [Trang 31 – 35] 7
Tình hình hàng tồn kho, [Trang – 32] 8
43
tương đương tiền. Nguyên nh n do lượng tiền mặt của công ty tăng 98,69% và nợ ngắn hạn giảm 56,88%.
Giai đoạn 2012 – 2013: chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,03 giảm 0.14 lần so với năm 2012, cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 0,03 đồng tiền và khoản tương đương tiền. Vào năm 2013, công ty có sự đầu vào vào các thiết bị vận tải dẫn đến lượng tiền và khoản tương đương giảm 89,23%.
Hệ số nay vẫn còn thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy công ty không thể thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn ngay bằng tiền và các khoản tương đương tiền tại một thời điểm. Việc dự trữ lương tiền mặt thấp sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phi cơ hội. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi công ty phải có chính sách c n đối nhằm đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho công ty.
Tóm lại, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty đạt mức an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Chênh lệch giữa hệ số thanh toán nợ hiện hành và hệ số thanh toán nhanh còn cao, cho thấy công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho, tuy nhiên công ty cần chú ý quản lý các khoản phải thu cho hợp lý tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Nhìn chung, các hệ số thanh toán khá tốt, điều này cho thấy công ty sẽ ngày càng tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp.
Bảng 2.8 Vòng quay vốn lưu động và tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 213/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần 41.454 47.414 46.935 5.960 14,38 (479) (1,01) 2. Lợi nhuận sau thuế 2.285 2.623 2.905 338 14,79 282 10,75 3. Vốn lưu động 19.241 18.533 18.707 (708) (3,68) 174 0,94 4. Vòng quay VLĐ = (1) / (3) 2,15 2,56 2,51 0,41 19,07 (0,05) (19,53) 5. Tỷ suất sinh lời VLĐ = (2) / (3) 11,87 14,15 15,53 2,28 19,21 1,38 9,75
(Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2011 – 2013)
Tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động:
Tỷ suất sinh lời của VLĐ như đã tính toán cho thấy hệ số này tăng đều vào năm 2012 và 2013. Nếu như năm 2011, 100 đồng vốn lưu động tạo ra 11,87 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2012 với 100 đồng VLĐ công ty tạo được ra 14,15 đồng lợi nhuận sau thuế và đến năm 2013 tăng 9,75% tương ứng 100 đồng vốn lưu động tạo ra 15,53 đồng lợi nhuận sau thuế. Có được mức tăng hàng năm như vậy là do lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2011 – 2013 tăng trung bình 12,77% trong khi vốn lưu động lại giảm 1,37%.
Mặc dù, lượng vốn lưu động giảm nhẹ qua các năm nhưng tỷ suất sinh lời trên VLĐ vẫn tăng trung bình là 20,41% cho thấy công ty sử dụng VLĐ rất hiệu quả.
Vòng quay vốn lưu động
Năm 2012 vốn lưu động luân chuyển được 2.56 vòng tăng 18,75% tương ứng 2.15 vòng so với năm 2011. Do trong năm 2012 VLĐ giảm 3,68% nhưng doanh thu thuần lại tăng 14,38%, cho thấy được hiệu quả của công ty trong việc sử dụng VLĐ. Nhưng vào năm 2013 vốn lưu động quay vòng được 2.51 vòng, giảm 1,93% so với với năm 2012. Điều này cho thấy vốn lưu động chưa được sử dụng hợp lý, công ty cần đánh giá lại các kế hoạch sử dụng vốn lưu động. Nguyên nhân, do trong năm 2013VLĐ tăng 0,94% nhưng doanh thu thuần lại giảm 1,01%. Điều này thể hiện việc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư các thiết bị phục vụ kinh doanh nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần được cải thiện và n ng cao hơn nữa.
b. Các chỉ tiêu thành phần
Bảng 2.9 Chỉ tiêu thành phần đánh giá hiệu quả sử dung vốn lưu động
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 213/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần 41.454 47.414 46.935 5.960 14,38 (479) (1,01) 2. Giá vốn hàng bán 32.439 37.410 36.692 4.971 15,32 (718) (1,92)
3. Hàng tồn kho 11.457 11.819 11.749 362 3,16 (70) (0,59)
4. Phải thu khách hàng 4.100 3.703 5.322 (397) (9,68) 1.619 43,72 5. Vòng quay HTK = (2) / (3) 2,83 3,17 3,12 0,34 12,01 (0,05) (1,58) 6. Thời gian luân chuyển hàng tồn
kho = 365 / (5)
129 115 117 (14) (10,85) 2 1,74
7. Vòng quay khoản phải thu = (1) / (4)
10,11 12,80 8,82 2,69 26,61 (3,98) (31,09) 8. Thời gian thu nợ trung bình
= 365 / (7)
36 29 41 (7) (19,44) 12 (41,38)
(Nguồn: Tính toán từ BCTC giai đoạn 2011 – 2013)
Vòng quay các khoản phải thu:
Giai đoạn 2011 – 2012: Tình hình thu hồi công nợ của công ty trong năm 2012 nhìn chung khá tốt, cụ thể số vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2012 là 12.80 vòng cao hơn năm 2011 là 26,61%, năm 2011 số vòng quay các khoản phải thu là 10.11 vòng. Số vòng quay tăng do doanh thu thuần tăng 14,38% còn phải thu khách
45
hàng9 lại giảm 9,68%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi các khoản nợ của công ty đã được cải thiện. Công ty đã có những chính sách hiệu quả trong việc thu hồi các khoản phải thu để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Giai đoạn 2012 – 2013: vòng quay khoản phải thu giảm 31,09% chỉ còn 8.82 vòng. Khi số vòng quay các khoản phải thu giảm sẽ làm cho số vốn bị khách hàng chiếm dụng sẽ tăng. Số vòng quay giảm là do doanh thu thuần giảm 1,01% trong khi khoản phải thu khách hàng lại tăng lên 43,72%.
Thời gian thu nợ trung bình:
Là một chỉ tiêu do thời gian của vòng quay các khoản phải thu, nên khi vòng quay các khoản phải thu giảm thì thời gian thu nợ trung bình sẽ tăng và ngược lại. Thời gian thu nợ trung bình của công ty từ mức 36 ngày năm 2011 giảm còn 29 ngày vào năm 2012. Tuy nhiên tới năm 2013, lại tăng lên 41 ngày. Thứ nhất, do tình hình khó khăn của thị trường ô tô nói chung đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến ô tô, hàng hóa bị tiêu thụ chậm làm các khách hàng của công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ, đồng thời cũng muốn kéo dài thời gian trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của công ty. Thứ hai, để tăng tính cạnh tranh với các đối thủ công ty cũng nới lỏng chính sách thu tiền từ khách hàng nhằm tăng khả năng canh tranh. Vậy nên trong thời gian tới, công ty cần thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng bên cạnh đó công ty còn áp dụng một số biện pháp thu hồi công nợ như nghiên cứu kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng giá chiết khấu trong thanh toán nhằm làm giảm các khoản nợ phải thu, giảm tình trạng vốn bị chiếm dụng trong kinh doanh.
Nhằm đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, công ty có kế hoạch dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định. Bởi vậy, quản lý HTK ở công ty chủ yếu nằm ở các khâu quản lý công cụ dụng cụ, hàng hóa phục vụ nhu cầu kinh doanh, cụ thể là các hàng hóa chuyên nghành sửa chữa.
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ cần phải phân tích thông qua các chỉ tiêu số vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK.
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng trong giai đoạn 2011 – 2012. Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2011 là 2.83 vòng tạo ra doanh thu. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên 3.17 vòng, tăng 12,01% vòng so với năm
9
2011. Do trong giai đoạn này GVHB tăng 15,32% cao hơn so với mức tăng của hàng tồn kho là 3,16%. Đến năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho giảm còn 3.12 vòng tương ứng 1,6% so với năm 2012, do trong năm 2013 GVHB 1,92% và hàng tồn kho cũng giảm 0,59% giảm so với năm 2012.
Ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty trong năm 2011 – 2013 dự trữ nhiều khiến cho khả năng thanh khoản của công ty giảm đi phần nào. Với con số tính được thì vòng quay hàng tồn kho của công ty vẫn thấp, cho thấy tình hình kinh doanh vẫn chưa thuận lợi.
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho
Trong năm 2011, thời gian luân chuyển kho trung bình là 129 ngày, sang năm 2012 chỉ tiêu này lại giảm 10,85% chỉ còn là 115 ngày. Thời gian giảm cho thấy lượng hàng tồn kho được tiêu thụ nhanh hơn, vòng quay HTK cũng sẽ cao hơn. Tới năm 2013, thời gian tăng nhẹ lên 117 ngày. Trong tình hình kinh tế khó khăn thì mức tăng này đối với công ty là chấp nhận được. Nhưng với đặc điểm hàng hóa là máy móc, linh kiện ô tô thì việc kéo thời thời gian lưu kho sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên làm tăng giá cả của mặt hàng đó từ đó giảm tính cạnh tranh của công ty. Vậy nên, công ty cần tính toán lượng hàng tồn kho sao cho phù hợp.