Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị Ban Ma

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị Ban mai (Trang 28)

Trong cơ cấu vốn của công ty thì vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao, thường chiếm từ 70% - 90%. Năm 2011 – 2013, có xu hướng tăng về vốn chủ sở hữu với khi năm 2011 chiếm 68,44% thì năm 2012 đã chiếm 86,22% và tới năm 2013 thì lên đến 92,11%. 68.44% 86.22% 92.11% 31.56% 13.78% 7.89% 0% 25% 50% 75% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả Vốn CSH

29

2.3.1.1 Quy mô, cơ cấu vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Thiết bị Ban Mai

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của công ty. Vốn chủ sở hữu đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được diễn ra ổn định, làm cơ sở đảm bảo khi vay vốn tại ngân hàng, công ty tài chính.

Có xu hướng biến động tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013 với mức tăng trung bình khoảng 22,57%. Nguyên nhân là do chủ công ty tự bỏ tiền ra, không có sự đầu tư liên kết với các công ty con. Việc chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu nhằm hạn chế nguồn vốn vay bên ngoài và phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ giúp công ty giảm được áp lực trả nợ bên ngoài, tăng khả năng tự chủ tài chính.

2.3.1.2 Quy mô, cơ cấu nợ phải trả của Công ty Cổ phần Thiết bị Ban Mai

Bảng 2.3 Bảng tỷ trọng và cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % I. Nợ ngắn hạn 6.429 2.772 1.805 (3.657) (56,88) (967) (34,88) 1. Vay và nợ ngắn hạn 6.028 2.370 680 (3.658) (60,68) (1.690) (71,31) 2. Phải trả cho người bán 398 400 1.125 2 0,51 725 181,25 3. Người mua trả tiền trước 20 14 11 (6) (30) (3) (21.43)

II. Nợ dài hạn (21) (21) 0 0 0 21 (100)

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của công ty giai đoạn 2011 - 2013)

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 nợ phải trả giảm 57,07% so với năm 2011, năm 2013 giảm 34,35% so với năm 2012. Có thể thấy công ty duy trì hệ số nợ ở mức thấp và tỷ trọng nợ phải trả giảm dần qua các năm, khiến lợi thế về “lá chắn thuế” có được khi sử dụng vốn vay giảm đi.Với một công ty kinh doanh, việc sử dụng ít nguồn vốn từ bên ngoài là không có lợi, công ty sẽ ít tận dụng được đòn bẩy tài chính.

Nợ ngắn hạn

Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả của công ty, thường xấp xỉ 100%. Do công ty không tập trung vào các mảng đầu tư dài hạn, các loại máy móc, linh kiện có giá trị lớn mà chủ yếu hàng hóa có thời gian quay vòng dưới 1 năm nên không sử dụng đến nợ dài hạn.

Vay và nợ ngắn hạn

Là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ ngắn hạn, trung bình khoản 90% trong khoản nợ ngắn hạn. Đ y là khoản tiền chủ yếu được vay tại ngân hàng Techcombank, DongAbank và một số tổ chức tài chính. Khoản vay được sử dụng chủ yếu cho chi phí mua hàng hóa và để thanh toán các đơn hàng mua trong nước.

Giai đoạn 2011 – 2012: vay và nợ phải trả giảm 60,68% từ 6.028 triệu đồng còn 2.370 triệu đồng. Giai đoạn 2012 – 2013: vay và nợ ngắn hạn giảm 71,31%. Do công ty tăng vốn tự có để hạn chế áp lực trả nợ.

Mặc dù, trong giai đoạn 2011 – 2013 lãi suất cho vay đã giảm từ 18.01% còn 14,28% nhưng công ty lại không tận dụng được để vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khoản phải trả người bán

Giai đoạn 2011 – 2012, khoản phải trả người bán tăng không đáng kể chỉ 0,51% từ do công ty không có nhiều biến động so với những năm trước. Chủ yếu là nợ nhà cung cấp trong nước, từ 398 triệu đồng năm 2011 lên 400 triệu năm 2012.

Giai đoạn 2012 – 2013: khoản phải trả người bán tăng mạnh 71,31% . Do trong năm 2013, công ty có đầu tư thêm phương tiện vận tải nhưng chưa thanh toán hết cho người bán. Cũng trong thời điểm này, công ty mở rộng đầu tư các sản phẩm liên quan tới mặt hàng dịch vụ liên quan đến xe máy nên chưa thể đánh giá được khả năng tiêu thụ của thị trường nên cần xem xét trước khi nhập lượng hàng hóa lớn hơn.

Khoản nợ phải trả người bán tăng lên làm tăng khoản vốn mà công ty chiếm dụng được của khách hàng, giúp công ty có vốn để thực hiện thực hiện các dịch vụ mới trong hoàn cảnh mà thị trường ô tô trong nước ảm đạm.

Khoản người mua trả tiền trước

Do thực hiện các đơn hàng bán các thiết bị hiện đại như thiết bị đọc lỗi, thiết bị kiểm định công ty thường không dự trữ nhiều trong kho, vậy khi chấp nhận ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng thì thường được khách hàng trả toàn bộ tiền hàng và giao một phần số lượng đã ký và số còn lại sẽ giao sau.

Tuy nhiên, vì đ y là hình thức huy động vốn ngắn hạn mà giảm đáng kể được chi phí sử dụng vốn nên công ty cần khai thác triệt để hơn nữa, tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp l u năm, thanh toán nợ đúng hạn để tạo uy tín hơn nữa với bạn hàng. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành phải chăng, thực hiện tốt công tác tiếp thị để khuyến khích người mua trả tiền trước, từ đó tận dụng được nguồn vốn này, qua đó giảm chi phí sử dụng vốn.

31  Nợ dài hạn

Trong cơ cấu nợ phải trả có sự chênh lệch rất lớn về tỷ trọng giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Còn tỷ trọng nợ dài hạn trong cơ cấu NPT rất nhỏ, thậm chí còn âm, khoản nợ dài hạn âm này chính là khoản đi vay nội bộ.

Do công ty Ban Mai có một chi nhánh trong TP Hồ Chí Minh. Hàng năm, công ty mẹ luôn hỗ trợ cho chi nhánh về hàng hóa để tận dụng cơ hội kinh doanh. Năm 2011, công ty Ban Mai đã cấp tiền về tài khoản của chi nhánh trong Hồ Chí Minh để nhập hàng, số tiền đã trả lớn hơn giá trị thực của hàng hóa thực nhập khoảng 21 triệu. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong năm 2012. Đến năm 2013, công ty Ban Mai đã nhập về 1 máy nén khí và nhiều loại thiết bị phun rửa bọt tuyết có tổng trị giá khoảng 21 triệu, làm phải trả nội bộ dài hạn không còn âm nữa.

Nhìn chung, phần lớn vốn của công ty là từ nguồn vốn ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm. Điều này rất phù hợp với công ty thương mại như Ban Mai, nơi mà lượng hàng hóa được nhập vào xuất ra một cách thường xuyên, liên tục.

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của công ty được cụ thể hơn thì phần tiếp của khóa luận sẽ trình bày về vấn đề công ty sử dụng vốn để đầu tư vào tài sản như thế nào bằng cách đi s u ph n tích tình hình tài sản của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị Ban mai (Trang 28)