Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị Ban mai (Trang 46)

Đối với một công ty kinh doanh thương mại như công ty Ban Mai thì VCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của công ty. Tuy nhiên, việc tổ chức và sử dụng VCĐ sao cho hiệu quả tốt nhất là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Sau đ y, ta sẽ đi ph n tích cụ thể tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng VCĐ của công ty.

Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 213/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu thuần 41.454 47.414 46.935 5.960 14,38 (479) (1,01)

2. Vốn cố định 1.063 1.429 4.183 366 34,43 2.754 192,72

3. Lợi nhuận sau thuế 2.285 2.623 2.905 338 14,79 282 10,75 4. Hiệu quả sử dung VCĐ=(1)/ (2) 38,99 33,18 16,16 (5,81) (14,90) (17,02) (51,29) 5. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ=(3)/(2) 2,15 1,84 0,69 (0,31) (14,42) (1,15) (62,50) 6. Suất hao phí VCĐ=(2)/(1) 0,02 0.03 0,09 0,01 (50) 0,06 200

47

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Giai đoạn 2011 – 2013: Hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2011 là 38,99 tương ứng một đồng VCĐ tạo ra 38,99 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012, 2013 chỉ tiêu này liên tục giảm, với mức giảm 14,90% so với năm 2011 thì hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2012 chỉ đạt 33,18 tương đương mỗi đồng VCĐ tạo ra 33,18 đồng doanh thu thuần. Do VCĐ10

tăng 34,43% nhưng doanh thu thuần chỉ tăng 14,38% ít hơn mức tăng VCĐ.

Giai đoạn 2012 – 2013: chỉ tiêu này tiếp tiếp giảm mạnh vào năm 2013 chỉ còn 16.17 tương ứng giảm 51,29% so với năm 2012, cho biết mỗi đồng VCĐ sẽ chỉ tạo ra 16.17 đồng doanh thu thuần. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn cố định có xu hướng giảm nhưng giai đoạn 2012 – 2013 lại giảm mạnh là do doanh thu thuần giảm 1,01% nhưng VCĐ lại tăng 192,72%.

Điều đó cho thấy với số thiết bị mới được đầu tư trong năm này chưa đem lại hiệu quả cho công ty.

Tỷ suất sinh lợi vốn cố định

Quan sát bảng 2.10, có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm của chỉ tiêu này. Vào năm 2011, tỷ suất đạt 2.15 cho biết một đồng VCĐ tham gia trong kỳ sẽ tạo ra 2.15 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012, tỷ suất giảm 14,42% so với 2011 còn 1,84 tương đương mỗi đồng VCĐ sẽ tạo ra 1,84 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất giảm mạnh vào năm 2013, chỉ còn 0,69 giảm 62,50% so với năm 2012, cho biết mỗi đồng VCĐ bỏ ra chỉ thu về 0,69 đồng lợi nhuận sau thuế.

Với đặc điểm kinh doanh là công ty thương mại nên việc đầu tư vào VCĐ không được chú trọng. Tuy nhiên, công ty đã có những chiến lược kinh doanh mới, tăng cường sử dụng VCĐ nhưng việc đầu tư này không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy nên, công ty cần xem xét, đánh giá lại việc sử dụng nguồn VCĐ sao cho hiệu quả cao, mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Suất hao phí vốn cố định

Như vậy tại thời điểm 2011, cần bỏ ra 0.02 đồng VCĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Do nhu cầu sử dụng VCĐ tăng nên số lượng VCĐ bỏ ra năm 2012 cũng nhiều hơn là 0.03 đồng. Đến năm 2013, với việc mở rộng kinh doanh nên cũng đòi hỏi nhiều VCĐ hơn, ở mức 0.06 đồng VCĐ tạo ra một đồng doanh thu. Suất hao phí VCĐ tăng mạnh như vậy là do VCĐ tăng 192,72% trong khi doanh thu thuần giảm 1,01%.

Có thể thấy suất hao phí VCĐ tính được rất nhỏ, do lượng VCĐ trong công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với VLĐ, nên việc đóng góp vào doanh thu cũng rất ít. Tuy

10

nhiên, với chiến lược kinh doanh mới của công ty thì cần chú trọng hơn nữa vào công tác sử dụng VCĐ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị Ban mai (Trang 46)