Thực trang quy mô, cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thiết bị Ban Ma

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị Ban mai (Trang 31)

2.3.2.1 Quy mô cơ cấu tài sản ngắn hạn

Bảng 2.4 Bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch

2011/2012

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

% Số tiền

Tỷ lệ %

I. Tiền và khoản

tương đương tiền 229 455 49 226 98,69 (406) (89,23)

III. Các khoản

phải thu ngắn hạn 7.440 6.218 6.336 (1.222) (16,42) 118 1,90 IV. Hàng tồn kho 11.457 11.819 11.749 362 3,16 (70) (0,59)

V. TSNH khác 115 41 572 (74) (64,35) 531 1295

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của công ty giai đoạn 2011 - 2013)

Qua bảng 2.4 có thể nhận thấy các thành phần trong TSNH giảm dần: hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, cuối cùng là TSNH khác. Hàng tồn kho có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu của TSNH, do đặc điểm công ty là công ty thương mại chuyên cung cấp dịch vụ cho ô tô nên chủ yếu sản phẩm

kinh doanh ở đ y là thiết bị, máy móc… Các sản phẩm luôn được nhập kho đầy đủ, đảm bảo phục vụ cho mọi đơn hàng.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các máy móc, sản phẩm chuyên nghành sửa chữa như các loại máy rửa xe, thiết bị sửa chữa ô tô,các thiết bị làm sạch và dung dịch chăm sóc ô tô. Do hầu hết là các sản phẩm nhập khẩu, nên công ty với mỗi lần mua hàng công ty vẫn thường mua với số lượng lớn để tiết kiệm các khoản chi phí vận chuyển, mua hàng hóa. Còn sản phẩm thuộc chuyên nghành gara thường là có tính hiện đại, các máy móc thiết bị cao nên công ty thường chỉ nhập theo yêu cầu của khách hàng và dự trữ ít loại hàng hóa này.

Biểu đồ 2.5 Hàng tồn kho

Qua biểu đồ 2.5 nhận thấy hàng tồn kho của công ty biến động qua từng năm. Giai đoạn 2011 – 2012, hàng tồn kho đã tăng 3,16% còn giai đoạn 2012 – 2013 lại giảm nhẹ 0,59%.

Giai đoạn 2011 – 2012: hàng tồn kho đã tăng lên 11.819 triệu, do tình hình kinh doanh các sản phẩm thuộc chuyên nghành sửa chữa khó khăn dẫn đến lượng hàng tồn kho khá cao. Công ty nên xem xét lại kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường về sản phẩm này để tránh gia tăng chi phí lưu kho.

Giai đoạn 2012 – 2013: do có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa sang các mặt hàng giá rẻ, phố biến hơn như máy rửa xe máy, thiết bị vệ sinh làm sạch, các dụng cụ đa năng nên hàng hóa được tiêu thụ nhanh hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này giá trị hàng tồn kho đã giảm còn 11.749 triệu. Tuy nhiên, thị trường các sản phẩm sửa chữa vẫn chưa được mở rộng, lượng hàng tiêu thu chậm làm cho hàng tồn kho giai đoạn này tuy giảm nhưng giá trị hàng tồn kho vẫn còn cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn.

Do hàng hóa nhập khẩu và đơn hàng thường phục vụ các gara, xưởng lắp ráp, các công ty nên hàng hóa mua về một lần thường khá lớn nhằm đảm bảo các đơn hàng, luôn có sẵn hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, dự trữ nhiều

11,200 11,400 11,600 11,800 12,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2103 11,457 11,819 11,749 Triệu Năm Hàng tồn kho

33

hàng tồn kho, đặc biệt lại là máy móc, thiết bị cần đầu tư vào nhà xưởng cũng như công tác bảo dưỡng thường xuyên sẽ làm tăng chi phí của công ty ảnh hưởng tới giá bán và khả năng cạnh tranh.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nàokhách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong vốn lưu động của công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty bao gồm các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán và phải thu ngắn hạn khác.

Biểu đồ 2.6 Các khoản phải thu ngắn hạn

Theo biểu đồ 2.6 trong khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản giảm dần từ phải thu khác hàng , trả trước người bán và các khoản phải thu khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thấy khoản phải thu ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm. Giai đoạn 2011 – 2012, khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 7.440 triệu đồng năm 2011 xuống 6.218 triệu đồng năm 2012 tương ứng 16,42%. Giai đoạn 2012 – 2013, có tăng nhưng mức tăng không đáng kể ở mức 1,9% còn 6.336 triệu đồng vào năm 2013.

Khoản phải thu khách hàng:

Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu. Phải thu khách hàng cho biết số tiền mà khách hàng còn nợ công ty.

Giai đoạn 2011 – 2012: khoản phải thu khách hàng giảm đã 9,68% do trong thời điểm năm 2012 công ty tăng cường công tác thu nợ, hạn chế thời gian nợ của khách hàng. Giao trách nhiệm trực tiếp đối với nhân viên kinh doanh, do vậy các nhân viên trong công ty luôn kiểm soát chặt chẽ cũng như đẩy nhanh việc thu nợ từ khách hàng.

4.100 3.703 5.322 3.301 2.458 1.000 39 57 14 0 1200 2400 3600 4800 6000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2103

Triệu

Năm

Phải thu KH Trả trước cho NB Phải thu khác

Giai đoạn 2012 – 2013: khoản phải thu tăng 43,71%, như đã giải thích vào giai đoạn này doanh thu giảm đặc biệt với nghành gara nên để thu hút khách hàng công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách thu tiền.

Trong tương lai công ty có xu hướng nới lỏng chính sách thu tiền nhằm tạo sự cạnh tranh thu hút khách hàng do sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro nếu khách hàng mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trả trước người bán

Là khoản mục cho biết số tiền mà công ty trả trước cho nhà cung cấp. Khoản trả trước cho người bán có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2011 – 2012 mức giảm chỉ là 25,54% nhưng tới giai đoạn 2012 – 2013 giảm mạnh là 59,32%.

Do các mặt hàng như các thiết bị sửa chữa ô tô, thiệt bị làm sạch ô tô thường có giá trị cao nên trong tình hình kinh doanh khó khăn công ty đã cắt giảm bớt khoản trả trước cho người bán nhằm lấy tiền bù đắp cho cac chi phí khác trong quá trình công ty hoạt động. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 – 2013, khoản trả trước giảm là do công ty hạn chế nhập các máy móc thiết bị sửa chữa chuyên dụng có giá trị cao mà thay vào đó là thiết bị rửa ô tô, xe máy, các dung dịch làm sạch có giá trị thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, hầu hết hàng hóa của công ty được nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí thuế, bảo hiểm vận chuyển khá cao. Vậy nếu công ty tiếp tục giảm mức trả trước cho người bán thì dễ gặp rủi ro nếu có thay đổi về giá cả hàng hóa, cước vận chuyển, thuế nhập khẩu… sẽ ảnh hưởng tới giá cả đầu vào từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty và ảnh hướng tới chiến lược kinh doanh của công ty.

Tiền và các khoản tương đương tiền

Biểu đồ 2.7 Các khoản tiền và tương đương tiền

98,69% 96,48% 85,71% 1,31% 3,52% 14,29% 0% 25% 50% 75% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm2013

Tiền mặt

35

Trong cơ cấu của khoản tiền và tương đương tiền thì tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm tỷ trọng khoảng 93% do công ty chủ yếu thực hiện mọi giao dịch thanh toán với khách hàng, các đối tác qua tài khoản ngân hàng.

Giai đoạn 2011 – 2012: tiền và các khoản tương đương năm 2012 tăng so với năm 2011 là 98,69%. Trong khoản đó tiền gửi ngân hàng chiếm đến 96,48% do công ty thay đổi hình thức thanh toán từ tiền mặt sang hình thức thanh toán qua tài khoản ng n hàng. Năm 2012, tiền gửi ngân hàng là 439 triệu đồng tăng hơn 94,25% so với năm 2011 chỉ có 226 triệu đồng. Do trong năm 2012, công ty thực hiện nhiều hợp đồng với các đối tác, thúc đẩy các hợp đồng mua bán hàng hóa dẫn đến lượng giao dịch qua ng n hàng cũng tăng lên đáng kể.

Giai đoạn 2012 – 2013: tiền và khoản tương đương giảm (828,57%) chỉ còn 49 triệu. Do công ty đã đầu tư thêm 2 chiếc xe bán tải ISUZU để thuận tiện cho việc vận chuyển làm cho tiền của doanh nghiệp giảm đáng kể. Cũng như để thanh toán cho nhà cung cấp máy móc thiết bị phục vụ cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô mới được triển khai trong năm 2013. Mọi giao dịch thanh toán với nhà cung cấp đều được thực hiện qua tài khoản ngân hàng.

Qua số liệu nhận thấy công ty chủ yếu duy trì nhiều tiền gửi ngân hàng có thể thuận tiện cho việc thanh toán, tránh được nhiều rủi ro. Tuy nhiên việc dự trữ quá ít tiền làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty trong các trường hợp cần thiết.

Tài sản ngắn hạn khác

TSNH khác của công ty có nhiều biến đổi trong thời gian qua, TSNH khác của công ty chủ yếu là chi phí trả trước.Giai đoạn 2011 – 2012, TSNH đã giảm 64,35% do công ty giảm được khoản chi phí thuê địa điểm làm nhà kho. Nhưng đến năm 2012 – 2013, khu vực nhà kho của công ty bị dỡ bỏ nên phải đi thuê địa điểm mới, cũng như đầu tư mở rộng nhà kho làm chi phí trả trước ngắn hạn tăng mạnh 1,295%.

2.3.2.2 Quy mô cơ cấu tài sản dài hạn tại công ty Cổ phần Thiết bị Ban Mai

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu tài sản dài hạn

1.063 1.429 4.183 4.183 0.000 1.500 3.000 4.500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Triệu

Năm

Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là máy móc phục vụ cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, khu nhà văn phòng, nhà xưởng và đầu tư góp vốn vào Công ty Thương mại Trường Sa. Theo biểu đồ 2.8, tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh vào giai đoạn 2012 – 2013.

Giai đoạn 2011 – 2012: TSDH tăng 34,43% do công ty có đầu tư một số thiết bị truyền dẫn, phục vụ cho công tác bốc dỡ hàng hóa về kho của công ty.

Giai đoạn 2012 – 2013: nhận thấy TSDH tăng đột biến tương ứng mức 192,72% so với năm 2012. Có ba nguyên nh n chính làm cho TSDH tăng như vậy:

 Thứ nhất, công ty có đầu tư thêm hai thiết bị vận tải phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa. Do có sự mở rộng về lĩnh vực kinh doanh với dịch vụ sửa chữa nên công ty đã đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động này.

 Thứ hai, công ty có khoản đầu tư vào Công ty Thương mại Trường Sa 1.000 triệu đồng ( sở hữu 45% vốn của công ty đó)

 Thứ ba, công ty đã đầu tư nhà xưởng mới, mở rộng về quy mô cũng như đầu từ thiết bị mới hiện đại đảm bảo cho việc tích trữ hàng hóa sao cho an toàn và không làm ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thiết bị Ban mai (Trang 31)