Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 45)

- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát thực địa, tổng hợp quan sát cảnh quan từ tất cả 264 t ổ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và cảnh quan môi trường

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bảo Thắng là một huyện miền núi biên giới, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Lào Cai cách thành phố Lào Cai 35 km, có đường biên giới với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 6 Km. Toạ độđịa lý từ 22010' - 22034' vĩđộ Bắc; từ

103058' - 104020' kinh độĐông.

- Phía Tây Bắc giáp TP Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc).

- Phía Bắc giáp huyện Mường Khương.

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Bắc Hà và huyện Bảo Yên. - Phía Nam giáp huyện Văn Bàn

- Phía Tây Nam giáp huyện Sa Pa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Huyện Bảo Thắng có 3 trị trấn, trong đó:

- Thị trấn Phố Lu là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, - Thị trấn Tằng Loỏng là thị trấn công nghiệp,

- Thị trấn Phong Hải là nông trường nông - lâm sản.

Vùng nông thôn có 12 xã là: Xã Bản Cầm, Xã Bản Phiệt, Xã Thái Niên, Xã Phong Niên, Xã Xuân Quang, Xã Trì Quang, Xã Phố Lu và Xã Sơn Hà.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Bảo Thắng là một vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng có

độ cao phổ biến từ 80 - 400 m. Địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng: phía Tây là dải núi thấp của dãy núi Phanxiphăng - Pú Luông, phía Đông là dải núi thấp của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Đoạn sông Hồng chảy qua huyện dài 42 km, chia huyện Bảo Thắng thành hai khu vực hữu ngạn và tả ngạn. Khu vực hữu ngạn có nhiều suối lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Phanxiphăng rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ như ngòi Bo,... khu vực tả

ngạn huyện Bảo Thắng chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp và đồi bát úp độ dốc trung bình 18 - 250.

Nhìn chung, địa hình huyện Bảo Thắng không phức tạp (so sới các huyện vùng núi khác trong tỉnh), khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn nên huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ 22 - 230C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ

trung bình 30 - 320C, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14 - 150C. Độ ẩm trung bình 85%. Lượng mưa trung bình từ 1400 - 1500 mm/ năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8, tháng ít mưa nhất là tháng 12.

Huyện Bảo Thắng có hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, tần suất gió trung bình 20 - 30%.

Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

3.1.1.4. Thủy văn

Do đặc điểm vềđịa hình nên hệ thống sông suối lớn và dày đặc phân bốđều trên toàn bộ huyện Bảo Thắng. Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện dài 42 km, mực nước mùa khô hơi thấp, lòng ít dốc, chưa được cải tạo nên tàu thuyền chỉđi lại được trong mùa mưa. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông.

Các suối của Bảo Thắng đều bắt nguồn từ các dãy núi cao. Lòng suối hẹp và dốc, mở rộng dần về phía hạ nguồn và ít dốc hơn, mức độ biến đổi dòng chảy lớn.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên dất Với nền vật chất chủ yếu của huyện là các loại đá mẹ có nguồn gốc từ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)