- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát thực địa, tổng hợp quan sát cảnh quan từ tất cả 264 t ổ
e) Tài nguyên nhân văn
Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời vốn văn hoá đậm đà bản sống dân tộc. Bảo Thắng có 17 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 70,68%, dân tộc Dao chiếm 10,02%, dân tộc Tày chiếm 7,04%, dân tộc Nùng chiếm 2,38%, dân tộc Dáy chiếm 2,78%, dân tộc Phù Lá chiếm 0,37%, dân tộc Xã Phó chiếm 0,56%, dân tộc H’Mông chiếm 5,68%, dân tộc khác chiếm 0,49%).
Các dân tộc cư trú ở Bảo Thắng dù ít hay nhiều, dù đến Bảo Thắng vào những thời gian khác nhau nhưng đều đoàn kết, chung lưng đấu cật bảo vệ và xây dựng vùng biên cương của Tổ Quốc.
3.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Bảo Thắng là một huyện miền núi, cảnh quan môi trường đa dạng và nói chung còn tốt, các trung tâm của huyện chưa phát triển mạnh mà còn mang tính tự nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường chưa lớn. Hiện nay, vấn đề bức xúc nhất của huyện là môi trường đất, do diện tích thảm thực vật che phủ thấp, hơn nữa diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Trên diện tích đất này vẫn tiếp tục xảy ra các hiện tượng rửa trôi, xói mòn làm giảm tầng dày, độ phì của đất đồng thời gây sụt lở, lũ lụt ở vùng thấp.
Môi trường nước tuy ít bị ô nhiễm, nhưng do nguồn nước sinh hoạt phần lớn là lộ thiên. Các hoạt động khai thác, tuyển quặng, Apatít... đã gây ô nhiễm nguồn nước dù chỉ mới ở phạm vi cục bộ.
Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể do hoạt động công nghiệp ở
huyện chưa phát triển, mức độđô thị hoá, nông thôn hoá chưa cao.
3.1.1.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường