II Khu vực nông thôn
3 Đất chưa sử dụng 597,49 597,
Tổng diện tích đất khu dân cư 16.122,21 2.158,21 13.964,0
(Nguồn : Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2013 huyện Bảo Thắng)
Quan bảng số liệu trên,ta có thể thấy thực trạng sử dụng đất ở khu dân cư tại huyện Bảo Thắng trong năm 2013 như sau:
* Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của huyện hiện có
10.796,13 ha, tuy nhiên đất để sản xuất nông nghiệp chỉ có 2.815,35 ha chiếm 26,08%, còn lại chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm 71,77%). Bình quân 0,27 ha/hộ ở thành thị và 0,06 ha/hộ ở nông thôn. Điều đó cho thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu dân cư nông thôn còn thấp. Vì vậy, trong những năm tới cần mở rộng cho sản xuất đất nông nghiệp bằng cách khai thác từ đất đồi núi chưa sử dụng để phát triển cây cao su và phát triển sản xuất lâm nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp: Hiện có 1.728,59 ha, được phân bố rộng khắp ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
trong những năm qua cơ bản thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó:
- Đất ở tại nông thôn: Diện tích đất ở tại nông thôn là 531,84 ha, được phân bố rộng khắp ở 12 xã trong huyện nhưng tập chung nhiều ở các xã: Gia Phú, Xuân Quang, Phú Nhuận, Xuân Giao.
Do đặc thù là một huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, phong tục tập quán khác nhau, dân cư thường tập chung ở trung tâm xã, các thôn, xóm, bản, ven các chân đồi (riêng người H’mông thường ở trên núi cao) ven trục
đường giao thông, phân tán, có các hộởđộc lập; Đất ở thường gắn liền với đất vườn, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản; thực tế diện tích đất ở và các công trình phục vụ sinh hoạt khác, trung bình có từ 200 - 400 m2/hộ.
Do nhu cầu đất ở ngày càng tăng lên, các khu dân cư mới được quy hoạch chưa đáp ứng được nhu cầu đất ở nên dẫn đến việc hình thành các khu dân cư tự phát ra ven đường giao thông, các khu trung tâm, khu công nghiệp và những khu vực đất kinh doanh thuận lợi và có giá trị, hoặc phân tán trong các vùng rừng.
- Đất ở tại đô thị: Diện tích đất ở tại đô thị hiện có 122,53 ha, được phân bốở 3 thị trấn là Phố Lu, Phong Hải và Tằng Loỏng.
Do đặc thù là một huyện miền núi đất ở tại đô thị thuộc các thị trấn gồm nhiều các loại đất xen kẽ. Diện tích đất để ở và xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt khác, trung bình có từ 100 - 200m2/hộ. Do địa hình dốc, bị chia cắt nhiều, dân cư chủ yếu tập chung ở ven đồi, ven trục đường giao thông, mặt bằng để phát triển đất ở rất hạn chế.
- Sử dụng đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh trong những năm qua và hiện nay là tương đối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội được thể hiện qua sự gia tăng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại những năm vừa qua và hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
- Đất phát triển hạ tầng bao gồm: đất giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở
thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ. Trong những năm qua diện tích đất phát triển hạ tầng gia tăng là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa ở tất cả các địa phương đã được quy hoạch và đưa vào sử dụng ổn định. Tuy vậy, vẫn có một số nơi tự phát hình thành các nghĩa địa của thôn bản, họ tộc, dẫn đến việc lãng phí đất, không đảm bảo vệ
sinh môi trường.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên: loại đất này tập chung chủ yếu ở
các xã có hệ thống sông Hồng và các suối lớn chảy qua như: Gia Phú, Thái Niên, Phú Nhuận... Hệ thống sông ngòi và mặt nước chuyên dùng của Bảo Thắng khá đều, ngoài những lợi thế về sản xuất nông lâm nghiệp là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng xa nước suối vẫn là nước sinh hoạt chính. Hệ thống sông ngòi còn rất thuận lợi cho giao thông vận tải chuyên chở
hàng hoá, bên cạnh đó các hồ đập thủy lợi, thủy điện nhỏ cũng là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản rồi dào.
* Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng là 3.597,49 ha, phần lớn tập trung ở thị trấn Phong Hải và có khả năng chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp và đưa vào khai thác cho phát triển trồng rừng, khai thác đá làm nguyên vật liệu xây dựng.
3.2.3. Phân loại hệ thống điểm dân cư
Vấn đề phân loại hệ thống điểm dân cư là rất cần thiết để đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai. Trong quá trình phân loại có thể thấy được
đặc điểm, tính chất quy mô của từng điểm dân cư, từđó xác định được vai trò và vị trí của các điểm dân cư đó trong quá trình phát triển, xác định được các
điểm dân cư nào đóng vai trò là trung tâm xã (Trung tâm cụm xã giữ chức năng quyết định tới sự phát triển của hệ thống dân cư). Căn cứ vào kết quả phân loại bằng cách đánh giá các tiêu chí đểđịnh hướng nâng cấp cả về quy mô và tính chất của các điểm dân cư đó, phấu đấu đưa chất lượng của điểm dân cư ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
càng được nâng cao, hoàn thiện về hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố văn hoá môi trường.
3.2.3.1. Điểm dân cưđô thị
Căn cứ vào Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về
phân loại đô thị [9] và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị [7] cho thấy huyện Bảo Thắng có 3 thị trấn thuộc đô thị loại V, trong đó: