II Khu vực nông thôn
c) Thị trấn Tằng Loỏng
Tằng Loỏng là thị trấn công nghiệp của huyện Bảo Thắng, có hai dân tộc anh em cùng chung sống là dân tộc Kinh và dân tộc Dao. Dân cư thị trấn có 6
điểm dân cưđược chia ra làm 17 tổ dân phố, thôn.
Khu dân cư phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn các khu đông dân cư
nằm ven đường Tỉnh lộ 151 và các đường giao thông liên thôn, liên xã. Mật độ
dân cư tập trung nhiều nhất tại khu vực trung tâm thị trấn (khu tổ dân phố 1,2,3,4),
đây là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội, còn lại hình thái dân cư sinh sống nhỏ lẻở các thôn.
Khu dịch vụ, buôn bán thì phát triển mạnh mẽ tại các cụm công nghiệp, nhà máy chế suất mỏ, nhà máy phân bón, nhà máy điện,...Với các chương trình, dự án của nhà nước như dự án quy hoạch cụm công nghiệp, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư… Khu dịch vụ, buôn bán đã sắp xếp bố
trí ổn định dân cư với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ở
khu vực đô thị.
3.2.3.2. Điểm dân cư nông thôn
Các căn cứ lựa chọn chỉ tiêu để tiến hành phân loại điểm dân cư ở mục 3.3.3 thì kế quả phân loại điểm dân cư nông thôn tại huyện Bảo Thắng theo các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
chỉ tiêu được thể hiện cụ thể như bảng sau (Chi tiết về kết quả phân loại điểm dân cưđược thể hiện tại phụ lục số 02 và phụ lục số 03):
Bảng 3.10. Kết quả phân cấp các chỉ tiêu đánh giá điểm dân cư dân cư nông thôn huyện Bảo Thắng Chỉ tiêu Kết quảđánh giá Sốđiểm dân cư (điểm) Tỷ lệ (%) Nhóm A: Vai trò, ý nghĩa của điểm dân cư 215 100 A1 17 7,91 A2 55 25,58 A3 143 66,51
Nhóm B: Quy mô diện tích của điểm dân cư 215 100
B1 3 1,4
B2 93 43,26
B3 119 55,35
Nhóm C: Quy mô dân số của điểm dân cư 215 100
C1 10 4,65
C2 140 65,12
C3 65 30,23
Nhóm D: Hệ thống giao thông trong điểm dân cư 215 100
D1 11 5,12 D2 41 19,07 D3 163 75,81 Nhóm E: Thu nhập bình quân và tỷ lệ hộ nghèo của điểm dân cư 215 100 E1 0 0,00 E2 87 40,47 E3 128 59,53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Bảng 3.11. Kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn huyện Bảo Thắng STT Tên xã Loại điểm dân cư Số lượng
Loại I Loại II Loại III 1 Xã Bản Phiệt 3 4 5 12 2 Xã Bản Cầm 2 3 1 6 3 Xã Thái Niên 3 8 10 21 4 Xã Phong Niên 2 9 11 22 5 Xã Gia Phú 5 16 18 39 6 Xã Xuân Quang 4 6 10 20 7 Xã Sơn Hải 2 3 3 8 8 Xã Xuân Giao 6 11 4 21 9 Xã Trì Quang 4 8 2 14 10 Xã Sơn Hà 4 6 3 13 11 Xã Phố Lu 2 3 1 6 12 Xã Phú Nhuận 7 18 8 33 Tổng 44 95 76 215
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện là 215 điểm dân cư nông thôn, trong đó :
- Điểm dân cư nông thôn loại I: Tổng số điểm dân cư loại I là 44 điểm dân cư. Đây là những điểm dân cư đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của xã hoặc cụm xã. Hệ thống cơ sở hạ tầng của điểm dân cư được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của người dân, những điểm dân cư này đóng vai trò là trung tâm kinh tế văn hoá của cả xã.
- Điểm dân cư nông thôn loại II: Tổng sốđiểm dân cư loại II là 95 điểm dân cư. Phần lớn các điểm dân cư này được phân bố xung quanh các điểm dân cư trung tâm, phụ thuộc vào các điểm dân cư trung tâm. Các điểm dân cư này tồn tại từ lâu đời, tập trung với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, các hệ thống giao thông, công trình xây dựng cơ bản đã được xây dựng tuy nhiên chưa được hoàn thiện, đời sống của những người dân trong những điểm dân cư này còn nhiều khó khăn, nhưng trong giai những điểm dân cư này sẽ có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
nhiều ý nghĩa trong sự phát triển bởi vì tại các điểm dân cư này có nhiều tiềm năng vềđất đai và lao động.
- Điểm dân cư nông thôn loại III: Tổng số điểm dân cư loại III là 76
điểm dân cư. Điểm dân cư nông thôn loại III là những điểm dân cư nhỏ cách xa
điểm trung tâm, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Những điểm dân cư cần có sự quan tâm của các cơ
quan để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của các điểm dân cư với mục tiêu nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống của người dân.
Trên cơ sở phân cấp các chỉ tiêu đánh giá điểm dân cư, kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Bảo Thắng được thể hiện như sau:
Bảng 3.12. Hệ thống điểm dân cưđô thị và nông thôn STT Điểm dân cư Số
lượng Tính chất
1 Điểm dân cưđô thị 17
- Thị trấn Phố Lu 5 Là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện
- Thị trấn Tằng Loỏng 6 Là thị trấn công nghiệp – dịch vụ
- Thị trấn Phong Hải 6 Là trung tâm chế biến nông, lâm sản 2 Điểm dân cư nông thôn 215
Loại I 44 Là các điểm dân cư trung tâm xã, cụm xã Loại II 95 Là các điểm dân cư phụ thuôc
Loại III 76 Là các xóm, trại nhỏ
Theo kết quả phân loại, toàn huyện Bảo Thắng có 232 điểm dân cư, trong đó có 17 điểm dân cư thuộc khu vực đô thị và 215 điểm dân cư thuộc khu vực nông thôn.
Điểm dân cư loại I có 44 điểm chiếm 20,47% tổng số điểm dân cư.
Điểm dân cư loại II có 95 điểm dân cư chiếm 44,19% tổng điểm dân cư. Quy mô dân số của các điểm dân cư không quá lớn, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp trong các điểm dân cư còn khả năng mở rộng, nên quy hoạch dồn ghép một sốđiểm dân cư nhỏ lẻ và giải quyết vấn đề gia tăng dân số trong tương lai khá thuận lợi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Điểm dân cư loại III có 76 điểm chỉ chiếm 35,35% tổng điểm dân cư.
Điều này cho thấy, số lượng điểm dân cư loại III vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn nên huyện cần có những chủ chương, chính sách để đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao đời sống của người dân.
3.2.4. Thực trạng kiến trúc cảnh quan trong xây dựng và phát triển điểm dân cư cư
3.2.4.1. Kiến trúc cảnh quan nhà ở khu dân cư
Năm 2013 trên địa bàn 12 xã có 21.155 nhà ở dân cư, trong đó có 12.905 nhà đạt chuẩn theo bộ xây dựng đạt 61%, 7.520 nhà chưa đạt chuẩn chiếm 35,6%. hiện nay còn 730 nhà tạm, dột nát chiếm 3,4%.
a) Khu vực nông thôn
Tại các khu vực nông thôn, kiến trúc nhà ở của người dân trong khu vực này mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc, diện tích xây dựng nhà chiếm
đất rất ít, đa phần là vườn cây, nhà ở có cấu trúc thông thoáng.
Nhà ở khu vực này đa phần là nhà mái ngói, nhà mái bằng rất ít, vẫn tồn tại nhà sàn và nhà tạm. Sự bố trí kiến trúc trong khuôn viên nhà ở không hợp lý. Nhà ở được bố trí gần các trục đường giao thông, dưới các sườn đồi, sườn núi về mùa mưa của người dân thường xảy ra lũ ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Nhà ở các khu vực nông thôn được xây dựng tuỳ tiện không theo thiết kế, quy hoạch nên kiến trúc nhà rất lộn xộn, lãng phí vật liệu xây dựng, chất lượng công trình không cao.
Tại các khu vực bán thị là các xã gần trung tâm huyện như: xã Xuân Quang, xã Sơn Hà, xã Sơn Hải, xã Phong Niên,...thì kiến trúc nhà ở đã có sự phát triển và hiện đại hơn so với khu vực nông thôn thuần tuý với tỷ lệ
nhà mái bằng cao hơn. Đời sống vật chất của người dân trong khu vực này
đã được nâng cao trong những năm gần đây. Chính vì vậy, người dân đã chú ý hơn trong việc xây dựng nhà ở, khuôn viên nhà ở được bố trí hợp lý hơn đã có sự phân cách giữa nơi ở và nời sản xuất, chăn nuôi và vệ sinh, kiến trúc nhà ở được bố trí đa dạng, và hiện đại dần lên. Ngoài chức năng
để ở, người dân còn kết hợp nhà ở làm nơi kinh doanh buôn bán, dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
chăn nuôi dần bị thu hẹp, diện tích nhà ở tăng lên, xây dựng theo lối hiện
đại hơn, bước đầu đã có sự manh nha xây dựng theo kiểu kiến trúc đô thị. Tuy nhiên, nhà ở được xây dựng theo kinh nghiệm vẫn là chủ yếu, còn tồn tại nhiều hạn chế trong kiến trúc xây dựng.