- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát thực địa, tổng hợp quan sát cảnh quan từ tất cả 264 t ổ
b) Tình hình phát triển sản xuất các ngành kinh tế
- Sản xuất Nông, Lâm nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp hàng năm đạt trên 7%, năm sau cao hơn năm trước.
+ Sản xuất trồng trọt: Đã phát huy có hiệu quả những lợi thế vềđất đai, khí hậu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị
trường tiêu thụ. Các nhóm sản phẩm hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao như: Chè, cây ăn quả, rau, hoa…đã hình thành các vùng sản xuất tương đối tập chung.
+ Chăn nuôi, thuỷ sản: Đàn trâu, bò duy ổn định ở mức trên, dưới 18.000 con đảm bảo có đủ sức kéo phục vụ sản xuất và hàng năm cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn thực phẩm hàng hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Đàn lợn và gia cầm phát triển đột phá, đã hình thành nhiều trang trại, mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn dịch bệnh. Công tác phòng trừ
dịch bệnh gia súc, gia cầm được các cấp các ngành phối hợp thực hiện tốt, giá trị
sản xuất tăng bình quân 8%/năm, chăn nuôi chiếm khoảng 30% cơ cấu nội ngành nông nghiệp.
Về Thủy sản bước đầu khai thác có hiệu quả những ưu thế và tiềm năng mặt nước nuôi trồng. Nhiều giống thuỷ sản mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Năm 2013, năng suất đạt 24,63 tạ/ha, sản lượng 1.606 tấn.
+ Lâm nghiệp: Trồng rừng mới tập trung 1.600 ha. Trồng rừng chất lượng cao 133 ha, tỷ lệ che phủ rừng 49,25%. Diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ 8.018 ha.
- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất CN- TTCN đạt 1.422.810 triệu đồng, trong đó: công nghiệp 1.229.568 triệu đồng chiếm 89,36%; TTCN địa phương 192.779 triệu đồng chiếm 10,64% trong cơ
cấu nội ngành công nghiệp; công nghiệp - TTCN địa phương tăng 22,07%.
- Thương mại, dịch vụ và du lịch
Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2011 đạt 160.450 triệu đồng, năm 2013 đạt 190.240 triệu đồng tăng 18,6% so năm 2011[18].
Các loại hình dịch vụ có bước phát triển mới, vượt bậc theo hướng đáp
ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Dịch vụ ngoài quốc doanh phát triển đa dạng tới các thôn, bản, như dịch vụ bán buôn bán lẻ hàng tạp hóa, hàng thiết yếu, vật tư phục vụ sản xuất, trao đổi hàng hoá nông sản....
Các chợ hoạt động thường xuyên, đặc biệt là chợ sép thị trấn Phố Lu đã
đi vào ổn định, đảm bảo an toàn giao thông và văn minh đô thị. Bên cạnh đó, công tác quản lý TM -DV thường xuyên được tăng cường, cụ thể: Hàng năm đã cấp phép cho 400 hộ kinh doanh TM-DV; nâng tổng số hộ hoạt động KDTM- DV trên địa bàn huyện lên 2.120 hộ và 20 đơn vị kinh tế tập thể [18].
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa được nâng lên đáp ứng nhu cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
phương tiện đang lưu hành; giá trị vận tải hàng hóa và hành khách đạt 33.040 triệu đồng.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển vượt bậc, đảm bảo thông tin liên lạc thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Đến nay 15/15 xã, thị trấn có điện thoại cố định, máy fax; sóng di động, mạng internet phủ khắp trên địa bàn đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập