II Khu vực nông thôn
g) Hệ thống chợ
3.3.2. Đánh giá ưu, nhược điểm và những tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mớ
và phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới
- Những mặt tích cực:
+ Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển, nhất là sản xuất lương thực, một số loại cây trồng hàng hoá, các sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản, phát triển kinh tế
rừng tăng nhanh, thu nhập của nhân dân tăng; ở một số nơi, ngành nghề nông thôn được phát triển đa dạng giúp tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
+ Hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư mạnh mẽ nhất là giao thông nông thôn, các cơ sở trường lớp học, trạm y tế, thuỷ lợi, điện, mạng lưới thông tin truyền thông…từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo cơ sởđể nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
+ Các mặt văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm phát triển, tỷ lệ học sinh đến trường cao, chất lượng giáo dục đào tạo nâng lên, số lao động trong nông thôn được đào tạo nghề qua hàng năm tăng. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân được bảo tồn và phát huy, các tập tục lạc hậu đang dần
được cải tạo; hạ tầng thông tin phát triển làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sởđược triển khai sâu rộng; số làng, thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá tăng qua các năm.
- Những tồn tại và hạn chế:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; nhiều khu vực rất thiếu đất cho sản xuất, trình độ
sản xuất của nông dân vùng cao, vùng sau còn lạc hậu chưa khai thác mạnh mẽ
về tiềm năng, lợi thế để tổ chức sản xuất có hiệu quả. Đời sống của cư dân ở
khu vực nông thôn nhìn chung còn có nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao. + Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng tương đối lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông nông thôn và một số hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác; khối lượng cần đầu tư nâng cấp rất lớn đểđạt tiêu chí nông thôn mới theo quy định.
+ Cơ sở hạ tầng các khu dân cư nông thôn còn nghèo nàn, hầu hết ở các khu dân cư thoát nước tự nhiên là chủ yếu. Mạng lưới cấp điện đã được phủ
rộng khắp nhưng đầu tư không đồng bộ, xuống cấp. Hệ thống đường nông thôn hẹp, chủ yếu là đường đất, nhiều nơi đường giao thông xuống cấp nghiêm trọng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
nhưng không được quan tâm nâng cấp, sửa chữa. Điều kiện sản xuất và sinh hoạt dân cư ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn và
đồng bộ trong thời gian dài.
+ Hệ thống trường lớp học, nhà ở giáo viên, trạm y tế xã, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã còn nhiều khó khăn; mạng lưới y tế cơ sở, nhất là thôn bản vừa thiếu vừa yếu, chất lượng khám chữa bệnh có nơi, có xã chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là ở thôn vùng cao, vùng sâu của huyện; các tập tục lạc hậu còn khá phổ biến, phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư chất lượng chưa cao nhiều nơi còn nặng tính hình thức.
+ Môi trường có nhiều điểm dân cư vẫn bị ô nhiễm chủ yếu do rác thải sinh hoạt chưa được thu gom sử lý.