- Nâng cấp thị tứ Bắc Ngầm, hoàn thiện Quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp Xuân Quang vào năm 2015, phát triển trung tâm cụm xã Xuân Giao, Phú Nhuận,
b. điểm dân cư nông thôn
Dân cư Vùng núi phía Bắc nói chung và dân cư huyện Bảo Thắng nói riêng với dân cư phân bố phân tán, chủ yếu là các bản làng dân tộc được tổ chức mang
đặc thù văn hoá riêng của từng dân tộc. Các hình thái dân cư chủ yếu trong huyện là bản làng dân tộc, trung tâm cụm xã, dân cư canh tác vườn đồi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92
Căn cứ vào các tiền đề, dự báo ở trên thì phương án quy hoạch khu dân cư nông thôn theo hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Bảo Thắng
được xây dựng theo hướng sau:
- Hình thành trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung có quy mô, có
điều kiện phát triển TTCN, dịch vụ làm điểm tựa thúc đẩy phát triển.
- Tăng điều kiện cơ sở hạ tầng cho thúc đẩy sản xuất hàng hóa kinh tế và
điều kiện sống của người dân (hạ tầng điểm dân cư và dịch vụ công cộng); tạo
điều kiện quản lý và phát triển môi trường rừng.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc không gian, kiến trúc dân tộc truyền thống. - Các giải pháp hữu hiệu trong việc giảm nhẹ thiên tai cho điểm dân cư, đặc biệt đối với khu vực bị lũ quét và sạt lởđồi núi; Làm cơ sở cho công tác xây dựng tái định cư .
Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện tại trên địa bàn huyện có 215
điểm dân cư nông thôn, trong đó có điểm dân cư loại I, điểm dân cư loại II và
điểm dân cư loại III. Đến năm 2020, mạng lưới dân cư nông thôn huyện Bảo Thắng sẽđược phát triển theo hướng như sau:
- Đối với điểm dân cư loại I: Đây là những điểm dân cư chính, đã tồn tại lâu đời, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tương lai cần giữ nguyên vị trí phân bố như hiện nay. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích một sốđiểm dân cư loại I giải quyết vấn đề gia tăng dân số trong tương lai, đồng thời hoàn thiện các công trình công cộng trong các điểm dân cư đó để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
- Đối với những điểm dân cư loại II: Mặc dù hiện tại các điểm dân cư loại II là những điểm dân cư có quy mô dân số, quy mô đất ở ít hơn những điểm dân cư loại I, cơ sở hạ tầng cũng chưa được đầu tư nhiều, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các điểm dân cư loại II còn phụ thuộc vào những điểm dân cư
loại I nhưng đây là những điểm dân cư có quy mô dân số, đất đai tương đối lớn và đời sống dân cư tương đối ổn định nên vẫn giữ nguyên vị trí phân bố như
hiện nay, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô đất đai. Dựa trên 5 nhóm tiêu chí về: vai trò, ý nghĩa của các điểm dân cư; quy mô diện tích điểm dân cư; quy mô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93
dân số của điểm dân; hệ thống đường giao thông và hạ tầng thiết yếu trong khu dân cư; mức độ nhà ở của người dân, tôi đưa ra định hướng phát triển với phương án nâng cấp 8 điểm dân cư loại II lên thành điểm dân cư loại I.
- Đối với các điểm dân cư loại III là những thôn, xóm nhỏ, không thuận lợi tổ chức sản xuất và đời sống thì trong tương lai những điểm dân cư loại III sẽđược tiến thành mở rộng về diện tích đất, nâng cấp về hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư và cải thiện, nâng cấp quy mô nhà ở trong khu dân cư dựa trên quy mô về dân số, điều kiện thực tế của khu dân cưđểđiểm dân cư loại III phát triển thành điểm dân cư loại II. Trong tương lai, tôi đưa ra định hướng phát triển với phương án nâng cấp 32 điểm dân cư loại III lên thành điểm dân cư loại II.
Chi tiết định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn huyện Bảo Thắng
đến năm 2020 được thể hiện cụ thể qua phụ lục 05.
Như vậy, đến năm 2020, huyện Bảo Thắng vẫn giữ nguyên 215 điểm dân cư nông thôn hiện có, trong đó có 52 điểm dân cư loại I ; 119 điểm dân cư
loại II và 44 điểm dân cư III.
Chi tiết phương án định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Bảo Thắng đến năm 2020 được thể hiện rõ qua bản đồ (tại phần phụ lục bản đồ).
3.4.2.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm dân cư