Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 50)

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan, tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong thực hành lâm sàng Thú y. Nó giúp cho việc phát hiện ra các cá thể đang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan, tổ

chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng là rất quan trọng, nó giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện tiêu chảy dễ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Qua theo dõi rất nhiều lứa gà tây nuôi tại Trung tâm NCGC Thuỵ

Phương, đồng thời kết hợp với đợt kiểm tra nghiên cứu lần này, chúng tôi thấy triệu chứng lâm sàng thể hiện ở gà từ 1-84 ngày tuổi như sau:

Triệu chứng ở cá thể: Ban đầu gà có biểu hiện ủ rũ lười vận động, đứng tụ lại thành từng đám vài con một, dáng đi mệt nhọc, chậm chạp.

Sau đó gà giảm ăn rõ rệt, có những con bỏ ăn, uống nước nhiều, đi lại khó nhọc hơn.

Gà bị bệnh thường đứng lì một chỗ không muốn vận động. Biểu hiện thường thấy là khi đứng đầu gà thường ngoặt sang một bên, hai mắt nhắm nghiền, hai cánh xã xuống, lông xơ xác.

Gà thường có biểu hiện diều chướng hơi, đầy hơi hoặc không tiêu. Trạng thái phân rất đặc trưng: lúc đầu phân sống có màu vàng của cám, sau đó chuyển sang màu xanh trắng, loãng, có bọt khí, sau cùng chuyển sang màu nâu đỏ “sôcôla” và có lẫn máu.

Triệu chứng chung của toàn đàn, hiện tượng ăn kém và bỏ ăn đột ngột, phân mùi tanh khắm, có nhiều bãi phân lẫn máu. Đột nhiên có con chết, xác không gầy nhưng trắng, diều đầy nước hoặc thức ăn không tiêu. Nếu không xử lý kịp thời thì chỉ sau 1-2 ngày tỷ lệ chết sẽ tăng rất nhanh, số lượng con bỏăn trong đàn tăng nhiều lên, gà đứng tụ lại thành đám vài con một, dáng đi lù rù, chậm chạp, không muốn vận động.

Nếu phát hiện được gà chớm bị bệnh sau 1 đến 2 ngày, gà bệnh được

điều trị sẽ khỏi bệnh nhưng còi cọc, chậm lớn hơn so với những con khỏe không bị bệnh.

Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng được chúng tôi tổng hợp qua bảng dưới đây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của gà tây mắc bệnh cầu trùng

Stt Triệu chứng Gà từ 1-8 tuần (n=95) Gà từ 9 - 12 tuần tuổi (n=95) Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ 1 Ủ rũ, xù lông, xã cánh, lười vận động 95 100 95 100 2 Ăn lửng dửng 56 58,95 44 46,32 3 Bỏăn 38 40,00 50 52,63 4 Mào nhợt nhạt 8 8,42 19 20,00 5

Tiêu chảy phân sáp, phân xanh,

lẫn máu, phân màu bã trầu 80 84,21 79 83,16 6 Diều đầy hơi 28 29,47 21 22,11 7 Diều không tiêu 66 69,47 78 82,11

Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng như mô tảở trên hoàn toàn giống nhau ở các đàn gà tây khác nhau mắc cầu trùng ở lứa tuổi khác nhau và được thể hiện trong bảng 3.4.

Qua kết quả trên chúng tôi thấy: với biểu hiện triệu chứng lâm sàng là ủ

rũ, lười vận động chiếm tới 100%, tiêu chảy phân sáp, lẫn máu, phân bã trầu, phân dính ở hậu môn cũng chiếm tỷ lệ cao ở giai đoạn 1- 8 tuần (84,21%), giai đoạn 9-12 tuần là 83,16%. Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) cho biết: Noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột phát triển các giai đoạn ngoài tác động cơ giới phá hủy các tế bào biểu mô chúng còn tiết ra độc tố và các Enzyme dung giải mô ruột, gây độc cho cơ thể vật chủ, xuất huyết và biểu hiện rõ rệt nhất là tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu của chúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 tôi phù hợp với nhận xét này.

Khi gà tây mắc cầu trùng có biểu hiện diều không tiêu, ở giai đoạn 1-8 tuần 69,47%, giai đoạn 9-12 tuần là 82,11%.

Kết quả này trở thành cơ sở vững chắc cho công tác chẩn đoán gà tây mắc bệnh do cầu trùng từ đó nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị bệnh kịp thời, giúp giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

0 20 40 60 80 100 120 Ủ rũ Ăn lửng dửng Bỏăn Mào nhợt nhạt Tiêu chảy phân sáp, lẫn máu Diều đầy hơi Diều không tiêu Chỉ tiêu Tỷ lệ Gà từ 1-8 tuần Gà từ 9 - 12 tuần

Hình 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh cầu trùng

Dựa vào kết quả này chúng tôi khuyến cáo tới người dân đối với những gà trong đàn ủ rũ, bỏ ăn, ăn lửng dửng, tiêu chảy phân sáp, lẫn máu, diều không tiêu, bà con chăn nuôi có thể dùng các loại thuốc phòng và trị cầu trùng hiện có trên thị trường để cho đàn gà uống đồng thời làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống cho gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Ảnh 3.1. Gà ủ rũ, xã cánh Ảnh 3.2. Gà chết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Ảnh 3.4. Phân lẫn máu 3.5. Kết quả mổ khám bệnh tích

Mỗi một bệnh đều có biểu hiện bệnh lý đặc trưng ở từng cơ quan, bộ

phận của cơ thể. Mổ khám bệnh tích giúp cho việc chẩn đoán bệnh dễ dàng và chính xác hơn, đặc biệt đối với bệnh cầu trùng, bệnh lý ở từng giai đoạn, lứa tuổi đều có bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hóa như: manh tràng, ruột non, trực tràng.

Chúng tôi đã tiến hành mổ khám 70 con gà tây bệnh, gà tây chết ở các lứa tuổi khác nhau có triệu chứng của bệnh cầu trùng, kiểm tra bệnh tích ở đường tiêu hoá, xác định vị trí kí sinh và vị trí bệnh lý đặc trưng của từng loài cầu trùng, từđó thấy được tổn thương đại thể của bệnh, giúp cho việc chẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)