Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng, có tác dụng điều trị khác nhau, tuỳ theo lứa tuổi sử dụng và liều lượng dùng. Có những loại thuốc rất đắt (Baycox), có những loại giá vừa phải (Coxymax) hoặc có những loại lại giá rẻ (Coccicis). Tâm lý người sử dụng thường cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 rằng thuốc đắt tiền mới tốt hơn. Để giúp lựa chọn thuốc trị bệnh cầu trùng, tìm ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất áp dụng vào sản xuất ở Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro.
Chúng tôi đưa vào thí nghiệm 200 con gà từ 1 – 84 ngày tuổi, chia làm 4 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 con, 3 lô thí nghiệm và 1 lô đối chứng. Cả 4 lô đều
được nuôi với chếđộ như nhau. Sau đó, hàng tuần xét nghiệm phân định kỳ để theo dõi mức độ nhiễm. Khi thấy gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng ( ủ
rũ, mệt mỏi, phân sáp, phân lẫn máu) thì xét nghiệm phân toàn bộ số gà được nuôi, chọn những con có cường độ nhiễm cao 3+-4+. Sau đó dùng thuốc điều trị theo sơ đồ bố trí thí nghiệm đã được trình bày ở trên. Sau liệu trình dùng thuốc 3 ngày, chúng tôi kiểm tra phân đánh giá mức độ nhiễm noãn nang so sánh với trước khi dùng thuốc để đánh giá hiệu lực của thuốc. Kết quả thu
được chúng tôi trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Hiệu lực điều trị bệnh cầu trùng của thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro trên đàn gà Tây
Lô thí
nghiệm Tên thuốc
Số mẫu kiểm tra (con) Tình hình nhiễm cầu trùng Trước lúc dùng
thuốc Sau lúc dùng thuốc SMN (%) TL C(+) ĐN SMN (%) TL C(+) ĐN 1 Cipcox 50 30 100 3+-4+ 7 14,00 1+-2+ 2 Coxymax 50 30 100 3+-4+ 6 12,00 1+ 3 Vetpro 50 30 100 3+-4+ 8 16,00 1+-2+ 4 Không dùng thuốc 50 30 100 3+-4+ 10(chết 20) 100 3+-4+
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Từ kết quảở bảng 3.13. chúng tôi có nhận xét:
- Ở cả 3 lô gà dùng thuốc, sau 3 ngày điều trị vẫn còn có một số con nhiễm cầu trùng với cường độ nhiễm thấp từ 1+-2+, cụ thể lô dùng cipcox vẫn còn 7/30 con nhiễm cầu trùng với tỷ lệ là 14%, lô dùng coxymax vẫn còn 6/30 con nhiễm cầu trùng với tỷ lệ là 12%, lô dùng vetpro vẫn còn 8/30 con nhiễm cầu trùng với tỷ lệ là 16%. Khi quan sát những gà này chúng tôi thấy gà đã nhanh nhẹn, ăn uống, chạy nhảy bình thường không còn biểu hiện triệu chứng của gà bệnh.
- Ở lô không dùng thuốc điều trị, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm là 100%, với cường độ nhiễm từ 3+-4+ và đến ngày thứ 3 có 20 con chết, chiếm tỷ lệ
66,67%. Quan sát những con còn sống ở lô gà này chúng tôi thấy gà vẫn ủ rũ, lười vận động, bỏăn, tiêu chảy nặng, đứng tụm vào một chỗ.
Khi mổ khám những gà còn lại nhiễm cầu trùng ở cả 4 lô thí nghiệm chúng tôi thấy: 10 gà còn lại nhiễm cầu trùng ở lô không dùng thuốc đều thấy bệnh tích rất rõ ở manh tràng và ruột non, những gà còn nhiễm cầu trùng ở lô dùng thuốc không thấy biểu hiện bệnh tích ởđường ruột.
Sự xuất hiện của các loại cầu trùng (E. adenoeides, E. meleagrimitis)
trong giai đoạn 5 tuần tuổi đã làm cho gà đã bị tái nhiễm lại với một số lượng noãn nang lớn, liều noãn nang này đủ sức gây bệnh ở mức độ nặng nhưng số
lượng không nhiều như ở tuần tuổi thứ 4, vì các loài cầu trùng trên tác động vào các vị trí khác nhau của ruột non. Với sự phá huỷ hàng loạt các lớp tế bào của gà làm cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thương. Những vùng ruột bị
huỷ hoại sẽ bị các hệ vi sinh vật xâm nhập vào làm khó khăn thêm cho quá trình bệnh và gây ra những ổ huỷ hoại lớn cho màng niêm mạc. Vì vậy nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Hiệu lực 82 83 84 85 86 87 88 89
Cipcox Coxymax Vetpro
Hiệu lực
Hình 3.5. Hiệu lực điều trị của thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro
Như vậy cả 3 loại thuốc trên có khả năng trị bệnh cầu trùng rất tốt nhưng Coxymax có khả năng trị bệnh tốt hơn cả, sau đó đến Cipcox, Vetpro.