Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 68)

Protein huyết thanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình bảo đảm độ

nhớt huyết tương cần thiết cho máu và duy trì áp lực keo, điều hoà chuyển hoá nước và các chất điện giải, vận chuyển các chất: Cu2+, Ca2+ tham gia đáp

ứng miễn dịch và đề kháng đặc hiệu, vận chuyển các hormone.

Khi cơ thể ở trạng thái khoẻ mạnh, protein huyết thanh được ổn định bởi quá trình phân giải và tổng hợp protein. Khi cơ thể ở trạng thái bệnh lý protein huyết thanh có sự thay đổi.

Để đánh giá sự thay đổi protein huyết thanh ở gà tây mắc cầu trùng, chúng tôi tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá máu, kết quảđược thể hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Bảng 3.12. Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết thanh

Chỉ tiêu Đối tượng Protein tổng số trong huyết thanh (g/l) Các tiểu phần protein (g/l) Albumin α1 - globulin α2 - globulin β - globulin γ- globulin P Gà tây khoẻ (n=30) 32,42±1,31 18,07 ±0,15 2,82±0,16 7,75±0,13 4 ±0,07 0,99±0,03 <0,05 Gà tây mắc cầu trùng (n=30) 31,02±1,23 17,18 ±0,19 3,41±0,13 8,33±0,18 4,34 ±0,09 1,28±0,04

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy protein tổng số ở gà tây khoẻ là 32,42±1,31(g/l) Khi gà mắc bệnh cầu trùng hàm lượng protein giảm xuống còn 31,02±1,23(g/l).

Như vậy kết quả trên đã phản ánh rõ sựảnh hưởng của cầu trùng đến sự

tiêu hoá và hấp thu ở ruột gà mắc bệnh.

Xác định các tiểu phần protein trong huyết thanh ở gà mắc cầu trùng bằng phương pháp điện di trên phiến kính Acetatcellulo (bảng 4.10), chúng tôi cũng thấy:

Ở gà tây khỏe mạnh các tiểu phần protein là: Albumin là 18,07 ±0,15(g/l); α1-globulin là 2,82±0,16(g/l); α2-globulin là 7,75±0,13(g/l); β- globulin là 4 ±0,07(g/l); γ- globulin 0,99±0,03(g/l).

Ở gà tây mắc cầu trùng các tiểu phần protein là Albumin giảm xuống còn là17,18 ±0,19(g/l);α1-globulin lại tăng lên là 3,41±0,13(g/l); α2-globulin tăng lên là 8,33±0,18(g/l); β-globulin có sự thay đổi không đáng kể

(4,34±0,09(g/l)); γ- globulin cũng tăng lên là 1,28±0,04(g/l). Sở dĩ như vậy, khi ruột bị viêm ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hoá và hấp thu, các chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 không được tiêu hoá ở ruột sẽ phân huỷ tạo ra nhiều chất độc trung gian, kết hợp với độc tố của vi khuẩn đường ruột và độc tố của cầu trùng vào máu rồi tác động đến gan làm rối loạn chức năng gan, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Albumin và globulin.

Theo Vũ Triệu An (1976), Albumin huyết thanh được tổng hợp chủ yếu

ở gan phản ánh tình trạng rối loạn chức năng gan. Các tiểu phần globulin, trong đó γ- globulin tăng là do tổ chức nội võng mạc ở gan bị kích thích, kể cả

kích thích phi đặc hiệu. Trong quá trình ký sinh ở ruột cầu trùng làm viêm ruột tạo điều kiện bội nhiễm vi khuẩn, độc tố vi khuẩn và độc tố cầu trùng đã tác động vào võng mạc nội mô gan làm hàm lượng γ-globulin tăng lên.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định của tác giả trên.

Ảnh 3.10. Lấy mẫu máu gà tây 3.8. Điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng trên gà tây

3.8.1. Xác định hiu lc ca 3 loi thuc Cipcox, Coxymax, Vetpro

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng, có tác dụng điều trị khác nhau, tuỳ theo lứa tuổi sử dụng và liều lượng dùng. Có những loại thuốc rất đắt (Baycox), có những loại giá vừa phải (Coxymax) hoặc có những loại lại giá rẻ (Coccicis). Tâm lý người sử dụng thường cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 rằng thuốc đắt tiền mới tốt hơn. Để giúp lựa chọn thuốc trị bệnh cầu trùng, tìm ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất áp dụng vào sản xuất ở Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro.

Chúng tôi đưa vào thí nghiệm 200 con gà từ 1 – 84 ngày tuổi, chia làm 4 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 con, 3 lô thí nghiệm và 1 lô đối chứng. Cả 4 lô đều

được nuôi với chếđộ như nhau. Sau đó, hàng tuần xét nghiệm phân định kỳ để theo dõi mức độ nhiễm. Khi thấy gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng ( ủ

rũ, mệt mỏi, phân sáp, phân lẫn máu) thì xét nghiệm phân toàn bộ số gà được nuôi, chọn những con có cường độ nhiễm cao 3+-4+. Sau đó dùng thuốc điều trị theo sơ đồ bố trí thí nghiệm đã được trình bày ở trên. Sau liệu trình dùng thuốc 3 ngày, chúng tôi kiểm tra phân đánh giá mức độ nhiễm noãn nang so sánh với trước khi dùng thuốc để đánh giá hiệu lực của thuốc. Kết quả thu

được chúng tôi trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Hiệu lực điều trị bệnh cầu trùng của thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro trên đàn gà Tây

Lô thí

nghiệm Tên thuốc

Số mẫu kiểm tra (con) Tình hình nhiễm cầu trùng Trước lúc dùng

thuốc Sau lúc dùng thuốc SMN (%) TL C(+) ĐN SMN (%) TL C(+) ĐN 1 Cipcox 50 30 100 3+-4+ 7 14,00 1+-2+ 2 Coxymax 50 30 100 3+-4+ 6 12,00 1+ 3 Vetpro 50 30 100 3+-4+ 8 16,00 1+-2+ 4 Không dùng thuốc 50 30 100 3+-4+ 10(chết 20) 100 3+-4+

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Từ kết quảở bảng 3.13. chúng tôi có nhận xét:

- Ở cả 3 lô gà dùng thuốc, sau 3 ngày điều trị vẫn còn có một số con nhiễm cầu trùng với cường độ nhiễm thấp từ 1+-2+, cụ thể lô dùng cipcox vẫn còn 7/30 con nhiễm cầu trùng với tỷ lệ là 14%, lô dùng coxymax vẫn còn 6/30 con nhiễm cầu trùng với tỷ lệ là 12%, lô dùng vetpro vẫn còn 8/30 con nhiễm cầu trùng với tỷ lệ là 16%. Khi quan sát những gà này chúng tôi thấy gà đã nhanh nhẹn, ăn uống, chạy nhảy bình thường không còn biểu hiện triệu chứng của gà bệnh.

- Ở lô không dùng thuốc điều trị, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm là 100%, với cường độ nhiễm từ 3+-4+ và đến ngày thứ 3 có 20 con chết, chiếm tỷ lệ

66,67%. Quan sát những con còn sống ở lô gà này chúng tôi thấy gà vẫn ủ rũ, lười vận động, bỏăn, tiêu chảy nặng, đứng tụm vào một chỗ.

Khi mổ khám những gà còn lại nhiễm cầu trùng ở cả 4 lô thí nghiệm chúng tôi thấy: 10 gà còn lại nhiễm cầu trùng ở lô không dùng thuốc đều thấy bệnh tích rất rõ ở manh tràng và ruột non, những gà còn nhiễm cầu trùng ở lô dùng thuốc không thấy biểu hiện bệnh tích ởđường ruột.

Sự xuất hiện của các loại cầu trùng (E. adenoeides, E. meleagrimitis)

trong giai đoạn 5 tuần tuổi đã làm cho gà đã bị tái nhiễm lại với một số lượng noãn nang lớn, liều noãn nang này đủ sức gây bệnh ở mức độ nặng nhưng số

lượng không nhiều như ở tuần tuổi thứ 4, vì các loài cầu trùng trên tác động vào các vị trí khác nhau của ruột non. Với sự phá huỷ hàng loạt các lớp tế bào của gà làm cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thương. Những vùng ruột bị

huỷ hoại sẽ bị các hệ vi sinh vật xâm nhập vào làm khó khăn thêm cho quá trình bệnh và gây ra những ổ huỷ hoại lớn cho màng niêm mạc. Vì vậy nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Hiệu lực 82 83 84 85 86 87 88 89

Cipcox Coxymax Vetpro

Hiệu lực

Hình 3.5. Hiệu lực điều trị của thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro

Như vậy cả 3 loại thuốc trên có khả năng trị bệnh cầu trùng rất tốt nhưng Coxymax có khả năng trị bệnh tốt hơn cả, sau đó đến Cipcox, Vetpro.

3.8.2. Theo dõi mt s ch tiêu kinh tế k thut

3.8.2.1. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng đánh giá

được sức sống của một đàn gà, tỷ lệ nuôi sống cao chứng tỏ đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ít bị bệnh tật, đàn gà sẽ cho năng suất cao.

Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn tuổi của các lô thí nghiệm được thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 3.14. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) Tuần tuổi Lô 1 ( Cipcox) Lô 2 ( Coxymax) Lô 3 (Vetpro) Lô 4 ( Đối chứng) n= 50 n=50 n=50 n=50

1-4 98,89a 97,78a 98,89a 93,33a

5-8 96,67a 97,78a 96,67a 90,00b

9-12 95,56a 96,67a 95,56 66,67b

Ở giai đoạn 1-4 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở cả 4 lô thí nghiệm đều đạt khá cao từ 93,33-98,89% Tuy nhiên đến 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở các lô thí nghiệm đều đạt cao đến 12 tuần tuổi đạt 95,56-96,67% còn ở lô không sử

dụng thuốc tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi chỉ đạt 66,67%. Giai đoạn 9-12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống giảm hẳn chỉ đạt 66,67% do đàn gà có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh cầu trùng. Như vậy, khi nuôi gà Tây ngoài các biện pháp thú y vệ sinh an toàn sinh học, thực hiện nghiêm ngặt lịch sử dụng vaccine thì còn cần phải phòng bệnh cầu trùng cho đàn gà bằng thuốc.

3.8.2.2.. Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi

Bảng 3.15. Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (g) Tuần tuổi Lô 1 (Cipcox) Lô 2 (Coxymax) Lô 3 (Vetpro) Lô 4 (Đối chứng) X SE X SE X SE X SE 1 117,83 3,05 116,67 2,94 119,50 2,98 118,45 3,03 4 534,50 13,46 530,17 9,87 550,17 14,26 540,21 13,48 8 1463,33a 33,39 1433,33a 34,02 1440,00a 33,43 1120,00b 31,40 12 2663,33a 51,30 2656,67a 50,90 2640,00a 52,65 1950,00b 46,65

Ghi chú: Theo hàng ngang các số có chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê và ngược lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu đánh giá sự tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi. Nếu đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khối lượng cơ

thể sẽ tăng đều theo lứa tuổi. Khi đàn gà bệnh, khối lượng cơ thể sẽ không tăng hoặc tăng rất ít, đàn gà còi cọc, không đồng đều.

Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi có sự khác nhau giữa lô không sử dụng thuốc phòng cầu trùng và lô không sử dụng bắt đầu từ khi gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Ở giai đoạn từ 1-4 tuần tuổi do tỷ lệ nhiễm noãn nang còn ít các chưa có khả năng gây bệnh thì khối lượng cơ thểở cả 4 lô đều tương đương nhau tuy nhiên đến giai đoạn 8-12 tuần tuổi đàn gà bắt

đầu có biểu hiện bệnh thì khả năng tăng khối lượng đã bị giảm hẳn so với các lô sử dụng thuốc. Các lô có sử dụng thuốc có khối lượng cơ thểđạt từ 2640 g

đến 2663g lúc 12 tuần tuổi và sự khác nhau giữa các lô sử dụng thuốc là không có ý nghĩa thống kê. Lô không sử dụng thuốc do một số con bị ốm yếu nên khả năng tăng khối lượng kém hơn hẳn so với các lô sử dụng thuốc chỉ đạt 1950g lúc 12 tuần tuổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tỷ lệ nhiễm bệnh của đàn gà tây nhiễm cầu trùng là 39,64% và gà 18 ngày tuổi đã bắt đầu nhiễm cầu trùng.

-Tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần qua các lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở

56 ngày tuổi (70%), sau đó giảm dần. đến 12 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm còn 30%. - Triệu chứng đặc trưng nhất của gà tây mắc cầu trùng là tiêu chảy phân sáp, phân lẫn máu (chiếm tỷ lệ từ 84-84,62%), và diều không tiêu (69,87- 82,4%).

- Tuỳ theo lứa tuổi của gà, bệnh tích thể hiện đặc trưng của bệnh cầu trùng, gà ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi, bệnh tích đặc trưng thể hiện ở manh tràng, chiếm tỷ lệ 100%, sau đó giảm dần, khi lứa tuổi gà càng lớn, bệnh tích ở ruột non thể hiện càng rõ, cao nhất là ở gà 70 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ là 70%. Số

lượng gà có biểu hiện bệnh tích ở trực tràng cao nhất ở gà 84 ngày tuổi (66,67%). Ngoài ra một số con cũng có biểu hiện ghép cả ruột non và trực tràng.

- Gà Tây bị nhiễm 3 loại cầu trùng là E. adenoidis,E. dispersa E. meleagrimitis. E.adenoeidis nhiễm cao hơn cả và phổ biến nhất (52,86%).

- Gà tây mắc bệnh cầu trùng có số lượng hồng cầu giảm 1,72±0,08 (triệu/mm3) so với gà tây khỏe.

- Tỷ khối hồng cầu ở gà bệnh giảm còn 28,97±0,89( %)

- Số lượng bạch cầu ở gà bệnh cầu tăng cao 27,97±0,21 nghìn/mm3

- Về tỷ lệ các loại bạch cầu chúng tôi thấy tỷ lệ bạch cầu trung tính ở gà mắc cầu trùng là tăng cao là 60,77±0,34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 - Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn tăng cao ở gà mắc cầu trùng là 2,93±0,10(%).

- Lượng huyết sắc tố trung bình giảm rõ rệt ở gà mắc cầu trùng còn 51,9±0,21 (pg).

- Ở gà mắc cầu trùng hàm lượng đường huyết giảm xuống còn là 18,96±0,13 (mmol/lít).

- Khi gà mắc bệnh cầu trùng hàm lượng protein giảm xuống còn 31,02±1,23(g/l).

- Ở gà tây mắc cầu trùng các tiểu phần protein là Albumin giảm xuống còn là17,18 ±0,19(g/l); α1-globulin lại tăng lên là 3,41±0,13(g/l); α2-globulin tăng lên là 8,33±0,18(g/l); β-globulin có sự thay đổi không đáng kể

(4,34±0,09(g/l)); γ- globulin cũng tăng lên là 1,28±0,04(g/l).

- Ở lô không dùng thuốc điều trị cầu trùng tỷ lệ nuôi sống rất thấp là 66,67%.

- Khối lượng cơ thểở lô không dùng thuốc điều trị cầu trùng thấp hơn nhiều so với lô dùng thuốc điều trị cầu trùng là 1950g.

- Thuốc điều trị cầu trùng tốt nhất cho gà tây nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình là Coxymax với liều lượng 1g/5kg thể trọng, sau đó đến Cipcox với liều lượng là 1ml/3kg thể trọng, Vetpro với liều lượng là 1g/10kg thể trọng. Liệu trình dùng là 3 ngày.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục theo dõi, nghiên cứu về bệnh cầu trùng trên gà tây để có cơ sở

khoa học cho việc phòng và trị bệnh cầu trùng gà tây có hiệu quả.

- Dùng thuốc điều trị bệnh cầu trùng phải đúng liều lượng, đủ liệu trình để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Vũ Triệu An (1978). Đại cương sinh lý bệnh học. NXB Y học, Hà Nội.

Trần Tích Cảnh, Hoàng Hưng Tiến, Nguyễn Duy Hạng (1996). Nghiên cứu sản xuất vaccine chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ. Vật lý và kỹ thuật hạt nhân, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr. 503 - 507. Phạm Văn Chức (1991). Bệnh cầu trùng trên gà và biện pháp điều trị. Thông

báo khoa học tại hội nghị Thú y Nha Trang.

Bạch Mạnh Điều (2004). Bệnh cầu trùng gà, bồ câu ở một số khu vực phía Bắc và giải pháp phòng trị. Luận án TS khoa học nông nghiệp.

Bạch Mạnh Điều, Phan Lục, Nguyễn Thị Nga (1999). “Kết quả nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp phòng bệnh cầu trùng gia cầm”. Báo cáo và thông báo khoa học năm - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, Viện chăn nuôi quốc gia, Tr.111-128.

Nguyễn Thị Mai (1997). Tình hình nhiễm cầu trùng tại Xí nghiệp gà Phúc Thịnh và thử nghiệm một số thuốc phòng trị. Luận văn ThS khoa học Nông Nghiệp.

Lê Thị Tuyết Minh (1994). Nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ học của bệnh cầu trùng ở gà Hybro - HV85 từ 1 - 49 ngày tuổi. Luận văn ThS khoa học Nông Nghiệp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)