Triệu chứng bệnh tích của bệnh cầu trùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 29)

Triu chng

Ở gà mắc bệnh có thời gian nung bệnh từ 4-5 ngày, triệu chứng phát ra thường cùng với sự phát triển thể phân lập thế hệ II biểu hiện là phân lẫn máu, tỉ lệ chết cao, mô bào ống tiêu hóa bị tổn thương nặng. Bệnh tiến triển qua các thể, cấp tính, á cấp tính, thể mạn tính, thể mang trùng.

Thể cấp tính: Thường xẩy ra ở gà từ 18-40 ngày tuổi. Đầu tiên gà rất khát nước, sau ủ rũ, lông xù, chậm chạp, bỏ ăn. Phân lúc đầu loãng không máu về sau lẫn máu lẫn màng giả, nhiều con ỉa máu tươi, lỗ huyệt dính máu. Gà thường chết sau 6-7 ngày bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết từ 50% trở lên, tỷ lệ

chết nhiều hay ít còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc quản lý, sức kháng của con vật với cầu trùng, cường độ nhiễm cầu trùng…

Thể á cấp tính: Các triệu chứng lâm sàng mô tả ở trên biểu hiện nhẹ hơn, bệnh kéo dài hơn. Gà ốm có thể co giật, liệt nhẹ chân và cánh. Bệnh kéo dài 8-10 ngày. Nếu can thiệp gà sẽ khỏi, tỷ lệ chết lên tới 30%.

Thể mạn tính:Thường xảy ra với gà 4 - 6 tháng tuổi trở lên. Triệu chứng không rõ, không điển hình như thể cấp tính. Bệnh kéo dài vài tuần đến vài tháng. Gà bị gầy còm dần, chân bị liệt nhẹ. Gà đẻ giảm sản lượng trứng, thỉnh thoảng bị

kiết lị, rất dễ kế phát sang các bệnh khác. Tỷ lệ chết thấp 25 - 45%.

Thể mang trùng: Theo nhiều tác giả thể này thường gặp ở gà đã trưởng thành. Khi quan sát bề ngoài thì gà này hoàn toàn khoẻ mạnh, ăn uống, đi lại bình thường. Triệu chứng lâm sàng duy nhất là đôi khi gà bị tiêu chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm 15-25%, tỉ lệấp nở giảm. Khi xét nghiệm phân gà thấy có nhiều Oocyst cầu trùng.

Bnh tích

Về bệnh tích thông thường thấy mào, yếm, kết mạc mắt trắng bệch.

Điều đặc biệt chú ý là các đoạn ruột và mức độ tổn thương của niêm mạc các ruột đó có khác nhau tùy theo loại cầu trùng, tùy theo tuổi gà và tùy theo mức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

độ nhiễm cầu trùng của gà. Bệnh tích có ở 3 vị trí là manh tràng, ruột non và trực tràng.

Ở manh tràng bị viêm, sung huyết, xuất huyết phình to, chứa đầy chất dính và máu. Niêm mạc bị hủy hoại làm vách manh trang mỏng đi nhiều, dễ

nhìn thấy chất chứa lẫn máu bên trong. Kiểm tra soi kính chất nạo niêm mạc thấy có E.tenella.

Ở ruột non nhìn từ bên ngoài thấy có những đốm xuất huyết lấm tấm kéo dài, ruột non căng phồng chứa đầy chất không tiêu hóa được. Niêm mạc có nhiều nốt xuất huyết và hoại tử thành ruột dày mỏng gồ ghề, phiết kính chất nạo niêm mạc soi kính thấy E.necatrix, E.maxima, E.mitis và E.Brunetti.

Ở trực tràng bị tổn thương tường điểm nhỏ, viêm xuất huyết, nạo chất chứa phiết kính soi có thấy E.brunetti.

Những bệnh tích vi thể thể hiện chủ yếu ở các quá trình viêm, huỷ hoại lớp biểu bì màng niêm mạc. Bệnh tích trên các đoạn ruột của các loài cầu trùng khác nhau được mô tả như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Như vậy vị trí bệnh lý đặc trưng theo loài chính là một trong những yếu tố giúp các nhà nghiên cứu chẩn đoán và định loại cầu trùng gây bệnh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)