Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 45)

Để có cơ sở khoa học cho việc điều trị bệnh cầu trùng trên gà tây, chúng tôi theo dõi tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây 600 con nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Tiến hành lấy mẫu phân

định kỳở các ngày tuổi khác nhau: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63, 70, 77, 84 ngày tuổi, lấy vào mỗi buổi sáng sớm, số lượng mẫu lấy bằng 10% tổng đàn, cho vào túi đựng mẫu, ghi rõ ngày tháng, tuần tuổi của gà để xét nghiệm phân tìm noãn nang cầu trùng. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây từ 1-84 ngày tuổi Tuổi gà Số mẫu kiểm tra (n) Tình hình nhiễm cầu trùng Ghi chú Số mẫu nhiễm (n) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (+) 7 60 0 0 Gà 35 ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng 14 60 0 0 21 60 9 15,00 1+ 28 60 12 20,00 1+ - 2+ 35 60 17 28,33 3+ 42 60 30 50,00 3+ - 4+ 49 60 38 63,33 4+ 56 60 42 70,00 4+ 63 60 37 61,67 4+ 70 60 33 55,00 3+ - 4+ 77 60 30 50,00 3+ 84 60 18 30,00 2+ -3+ Tổng 720 266 36,94

Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây là 36,94%, với cường độ nhiễm từ 1+ - 4+,tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo ngày tuổi của gà, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở 56 ngày tuổi (70%), sau đó lại giảm dần đến 84 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm còn 30%.

Ở giai đoạn gà từ 1 đến 14 ngày tuổi chúng tôi đã kiểm tra 120 mẫu phân nhưng chưa thấy xuất hiện Oocyst trong phân. Nguyễn Thị Mai (1997) khi nghiên cứu về cầu trùng cũng đưa ra kết luận là gà 1 tuần tuổi chưa bị

nhiễm cầu trùng. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu về cầu trùng lại cho kết quả là tìm thấy noãn nang cầu trùng trong phân gà 1 ngày tuổi và gà chưa có biểu hiện bệnh. Điều này được giải thích do chuồng nuôi chưa được dọn vệ sinh sạch sẽ, không có thời gian trống chuồng theo yêu cầu do nhu cầu sản xuất nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 noãn nang cầu trùng còn tồn tại trong chuồng nuôi và gà con ăn phải. Mặc dù ăn phải noãn nang nhưng do hệ tiêu hóa của gà con chưa phát triển đầy đủ, các men tiêu hóa hoạt động còn yếu nên không đủ khả năng phá vỡ lớp vỏ của Oocyst cầu trùng cho nên khi Oocyst vào đường tiêu hóa lại bị thải ra ngoài theo phân và không gây được bệnh cho gà 1 tuần tuổi.

Gà ở 21 ngày tuổi bắt đầu thấy xuất hiện Oocyst trong phân, tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 15% với cường độ nhiễm là 1+, sau đó tăng dần lên đến 56 ngày tuổi, có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 70%, với cường độ nhiễm là 4+.

Nguyên nhân sự tăng dần của tỷ lệ nhiễm là do gà lớn dần, mật độ nuôi tăng, chất độn chuồng không được thay thường xuyên, trong khi đó gà ăn và thải phân càng nhiều, lượng thức ăn rơi vãi kết hợp với nền chuồng ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho Oocyst tồn tại và phát triển. Đặc tính của gà là hay bới và mổ những vật lạ trong chất độn chuồng nên đã vô tình ăn phải Oocyst gây nhiễm. Oocyst có thể lây từ chuồng này sang chuồng khác do nhiều nguyên nhân như người đi lại khi cho gà ăn và dọn chất độn chuồng, các vật chủ trung gian như chuột, bọ, dụng cụ chăn nuôi…làm cho sự lây lan.

Với những gà ở trên 56 ngày tuổi thì tỷ lệ nhiễm giảm dần và cường độ

nhiễm cũng giảm dần. Gà ở 63 ngày tuổi có tỷ lệ nhiễm là 61,67%, gà ở 70 ngày tuổi có tỷ lệ nhiễm là 55,0%, và đến 84 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm còn 30,0%.

Gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng lúc 35 ngày tuổi, trong đàn có một số con ủ rũ, lông xù, ăn kém, phân lỏng không thành khuôn đôi khi có lẫn máu.

Gà chết nhiều ở giai đoạn 49 đến 70 ngày tuổi, đây là giai đoạn có tỷ lệ

nhiễm và cường độ nhiễm cao nhất. Sau 70 ngày tuổi gà bị bệnh vẫn còn chết tuy nhiên mức độ chết giảm nhiều so với giai đoạn từ 49 đến 70 ngày tuổi. Tỷ

lệ nhiễm cầu trùng của gà tăng dần đến hết tuần tuổi thứ 8 rồi có sự giảm dần. Sự biến động được thể hiện rõ qua hình 3.1.

Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà có liên quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 cầm có hiện tượng miễn dịch đối với cầu trùng theo độ tuổi là do chúng bị tái nhiễm từ lúc nhỏ.

Theo Horton-Smith (1963) tiến hành thí nghiệm nuôi cách ly gà đến 6 tháng tuổi, không cho gà tiếp xúc với cầu trùng. Sau đó cho gà nhiễm cầu trùng tự nhiên và thấy đàn gà cảm thụ với E.tenella, trong khi đó ở gà bình thường 6 tháng tuổi không còn bị nhiễm E.tenella nữa.

Như vậy, kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn tây mà chúng tôi thu được có sự diễn biến như các tác giảđã nhận định.

Khi điều tra tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà các tác giả Lê Thị

Tuyết Minh (1994); Lê Văn Năm và Nguyễn Thị Hương (1996); Hoàng Thạch và cs; cho biết bệnh cầu trùng thướng xảy ra ở gà từ 10-80 ngày tuổi và mắc nặng nhất ở gà 20-56 ngày tuổi bệnh rất dễ gây thành những vụ

dịch lớn nếu can thiệp không kịp thời.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả trên. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 Tui gà (ngày tui) T l (%)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy việc đánh giá tỷ lệ

nhiễm cầu trùng liên quan đến độ tuổi của gà sẽ giúp chúng ta có nhận định

đúng hơn về bệnh cầu trùng của gà tây, từ đó có biện pháp phòng và trị tốt hơn cho đàn gà.

Nhiều kết quả cho thấy, cơ sở khoa học cho việc đưa ra quy trình phòng bệnh cầu trùng có hiệu quả là phải xác định thời gian bắt đầu cảm nhiễm cầu trùng của vật nuôi. Do vậy, chúng tôi tiến hành xác định thời gian bắt đầu xuất hiện noăn nang trong phân gà.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)