Quan sát, mô tả, chụp ảnh, theo dõi tình trạng chung của đàn gà, phát hiện những biếu hiện khác thường như: Ăn, uống (nhiều hay ít) Dáng đi đứng, hoạt động của gà. Trạng thái của phân. 2.4.4. Phương pháp mổ khám xét nghiệm Tất cả các gà nhỏ và lớn ốm chết nghi cầu trùng đều mổ khám, kiểm tra
đường tiêu hóa ở ba đoạn: manh tràng, ruột non và trực tràng. Nạo niêm mạc soi tươi dưới kính hiển vi để tìm noãn nang.
2.4.5. Phương pháp phân loại cầu trùng
Các loại cầu trùng được xác định theo nhóm phân loại của Long P.L và Reid W.M (1982) dựa vào các đặc điểm sau:
Đặc điểm hình thái và màu sắc: kiểm tra dưới kính hiển vi với độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Kích thước nang trứng: đo kích thước nang trứng băng micromet chỗ
rộng nhất và dài nhất của nang trứng.
Dựa vào vị trí ký sinh của cầu trùng ở trong ống tiêu hóa: khi gà chết, mổ khám nạo chất chứa trên niêm mạc ruột non, manh tràng và trực tràng để
kiểm tra dưới kính hiển vi tìm nang trứng.
2.4.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý của máu
Đếm số lượng hồng cầu: Dùng buồng đếm Newbauer.
Dung dịch pha loãng hồng cầu là dung dịch nước muối sinh lý 0,9%,
đếm trên kính hiểm vi với vật kính 10, nếu đậy bằng lamen mỏng có thểở vật kính 40. Phương pháp xác định thể tích bình quân hồng cầu (TTBQHC) Tính theo công thức: Tỷ khối huyết cầu x 10 TTBQHC (µm3) = Số triệu hồng cầu Xác định tỷ khối hồng cầu bằng phương pháp wintrobe.
Dùng ống hematocrit hút máu bịt một đầu bằng sáp rồi cho vào máu ly tâm TH 12 ly tâm ở 3000 vòng trong 5 phút, lấy ống ra và đọc kết quả.
Số lượng bạch cầu: Đếm số lượng bạch cầu chúng tôi dùng buồng đếm Newbauer.
Công thức bạch cầu: Chúng tôi xác định theo Shilling.
2.4.7. Các phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hoá máu
Xác định hàm lượng huyết sắc tố (g%) sử dụng theo phương pháp Shali.
Xác định độ dự trữ kiềm trong máu (mg%) sử dụng phương pháp Nevodov.
Hàm lượng Protein tổng số (g/l): Chúng tôi sử dụng máy sinh hoá máu. Xác định tỷ lệ các tiểu phần protein (g/l) tiến hành điện di trên phiến Acetat cellulo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Hàm lượng đường huyết (mmol/l): Chúng tôi dùng máy Glucometer.
2.4.8. Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trị bệnh cầu trùng của thuốc: Cipcox, Vetpro, Coxymax trùng của thuốc: Cipcox, Vetpro, Coxymax
Stt Số gà thí
nghiệm Loại thuốc
Liệu trình (ngày) Liều lượng Cách sử dụng Lô 1 50 Cipcox 3 1ml/3 kg thể trọng Uống hoặc trộn thức ăn Lô 2 50 Coxymax 3 1g/5 kg thể trọng Uống hoặc trộn thức ăn Lô 3 50 Vetpro 3 1 gr/10 kg thể trọng Uống hoặc trộn thức ăn Lô 4 50 Không cho uống thuốc
Ghi chú: Cipcox 2,5%: Trong 100ml có chứa Toltrazuril ……2,5mg. Coxymax: Trong 100g có Sulphachlozine …..30mg.
Verpro 60%: Mỗi 100mg có Amprolium Hydrochlorde BP …..60mg.
Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ nuôi sống, tăng trọng khối lượng.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được qua nghiên cứu được tính toán trên máy tính và xử
lý bằng phương pháp toán thống kê sinh học, phần mềm Excel, phần mềm minitab 14.0.
Giá trị trung bình: X
Độ lệch chuẩn: δ
Sai số trung bình: mX
Độ tin cậy: P
Trong đó: Giá trị trung bình được tính theo công thức sau: 1
n i i X X n = = ∑
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Xi: là giá trị thứ i X: là giá trị trung bình Độ lệch chuẩn: δx= 2 2 1 n i i X nX n = − ∑ Sai số của số trung bình: mX x n δ =
Khi tính sai số cho tỷ lệ % tính theo công thức sau: mx= p(1 p)
n
−
So sánh mức độ sai khác nhau giữ hai lô thí nghiệm: tTN = 1 2
2 2 1 2 X X mX mX − + Sau đó so sánh với tα (lý thuyết) ứng với độ tự do v =n1 + n2 -2. Phương pháp cắt ngang
Lấy mẫu điều tra theo phương pháp cắt ngang N= (1.96)2 x p ( 2 1 d p − ) d = ước lượng tỉ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà tây qua các năm
Trong các bệnh ký sinh trùng ký sinh trên gà tây thì bệnh cầu trùng gà tây khẳng định được tính chất nguy hiểm hơn về quy mô và mức độ gây thiệt hại cho ký chủ. Loại ký sinh trùng này đã phát triển trong đường ruột và gây ra tổn thương mô, ảnh hưởng đến việc ăn, tiêu hóa hoặc hấp thu dưỡng chất, sự khử nước, mất máu và tăng tính mẫn cảm với những tác nhân gây bệnh khác.
Bên cạnh đó, bệnh còn làm giảm sức đề kháng của đàn gà, mở đường cho mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhập như: Gumboro, Newcastle, E.coli,….
Qua nhiều năm theo dõi nhiều lứa gà tây nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, cùng với việc nghiên cứu về bệnh cầu trùng lần này, chúng tôi thấy bệnh cầu trùng xảy ra trên gà tây gây theo các giai đoạn, lứa tuổi khác nhau, và để có hiểu biết hơn về một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng gây ra trên đàn gà tây, chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình nhiễm bệnh cầu trùng qua các năm của các đàn gà tây ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình hình nhiễm cầu trùng qua các năm Tuần tuổi (ngày) Năm 2013 Năm 2014 Số gà theo dõi Số gà mắc cầu trùng Số gà theo dõi Số gà mắc cầu trùng Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 1-8 tt 890 169 18,99 900 156 17,33 9-12 tt 800 121 15,13 845 125 14,79 > 12 tt 791 0 - 634 2 0,32 Tổng 2481 290 11,69 2379 283 11,90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Kết quả theo dõi ở bảng trên cho chúng ta thấy gà tây mắc cầu trùng chủ yếu ở giai đoạn gà con và gà dò, lứa tuổi từ 1-12 tuần tuổi, gà tây trên 12 tuần tuổi có tỷ lệ nhiễm rất thấp. Cụ thể gà tây từ 1-8 tuần tuổi, năm 2013 tỷ
lệ nhiễm cầu trùng là 18,99%, năm 2014 là 17,33%, gà tây từ 9-12 tuần tuổi, năm 2013 tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 15,13%, năm 2014 là 14,79%.
Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh cầu trùng xảy ra trên gà nói chung, các tác giả nhưĐào Hữu Thanh (1968), Lê Văn Năm (2006) thấy rằng cầu trùng thường hay xảy ra ở giai đoạn 1- 8 tuần tuổi, qua giai đoạn này gà ít mắc cầu trùng hơn. Tuy nhiên theo như theo dõi của chúng tôi, đàn gà tây có thể mắc cầu trùng ở giai đoạn 1- 12 tuần tuổi. Gà lớn hơn 12 tuần tuổi gần như không bị mắc cầu trùng. Như vậy người chăn nuôi có thể có thêm hiểu biết về giai
đoạn tuổi hay mắc cầu trùng trên gà tây để từ đó có biện pháp vệ sinh phun phòng, dùng thuốc phòng trịđể có hiệu quả cao.
3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây
Để có cơ sở khoa học cho việc điều trị bệnh cầu trùng trên gà tây, chúng tôi theo dõi tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây 600 con nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Tiến hành lấy mẫu phân
định kỳở các ngày tuổi khác nhau: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63, 70, 77, 84 ngày tuổi, lấy vào mỗi buổi sáng sớm, số lượng mẫu lấy bằng 10% tổng đàn, cho vào túi đựng mẫu, ghi rõ ngày tháng, tuần tuổi của gà để xét nghiệm phân tìm noãn nang cầu trùng. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây từ 1-84 ngày tuổi Tuổi gà Số mẫu kiểm tra (n) Tình hình nhiễm cầu trùng Ghi chú Số mẫu nhiễm (n) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (+) 7 60 0 0 Gà 35 ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng 14 60 0 0 21 60 9 15,00 1+ 28 60 12 20,00 1+ - 2+ 35 60 17 28,33 3+ 42 60 30 50,00 3+ - 4+ 49 60 38 63,33 4+ 56 60 42 70,00 4+ 63 60 37 61,67 4+ 70 60 33 55,00 3+ - 4+ 77 60 30 50,00 3+ 84 60 18 30,00 2+ -3+ Tổng 720 266 36,94
Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây là 36,94%, với cường độ nhiễm từ 1+ - 4+,tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo ngày tuổi của gà, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở 56 ngày tuổi (70%), sau đó lại giảm dần đến 84 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm còn 30%.
Ở giai đoạn gà từ 1 đến 14 ngày tuổi chúng tôi đã kiểm tra 120 mẫu phân nhưng chưa thấy xuất hiện Oocyst trong phân. Nguyễn Thị Mai (1997) khi nghiên cứu về cầu trùng cũng đưa ra kết luận là gà 1 tuần tuổi chưa bị
nhiễm cầu trùng. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu về cầu trùng lại cho kết quả là tìm thấy noãn nang cầu trùng trong phân gà 1 ngày tuổi và gà chưa có biểu hiện bệnh. Điều này được giải thích do chuồng nuôi chưa được dọn vệ sinh sạch sẽ, không có thời gian trống chuồng theo yêu cầu do nhu cầu sản xuất nên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 noãn nang cầu trùng còn tồn tại trong chuồng nuôi và gà con ăn phải. Mặc dù ăn phải noãn nang nhưng do hệ tiêu hóa của gà con chưa phát triển đầy đủ, các men tiêu hóa hoạt động còn yếu nên không đủ khả năng phá vỡ lớp vỏ của Oocyst cầu trùng cho nên khi Oocyst vào đường tiêu hóa lại bị thải ra ngoài theo phân và không gây được bệnh cho gà 1 tuần tuổi.
Gà ở 21 ngày tuổi bắt đầu thấy xuất hiện Oocyst trong phân, tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 15% với cường độ nhiễm là 1+, sau đó tăng dần lên đến 56 ngày tuổi, có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 70%, với cường độ nhiễm là 4+.
Nguyên nhân sự tăng dần của tỷ lệ nhiễm là do gà lớn dần, mật độ nuôi tăng, chất độn chuồng không được thay thường xuyên, trong khi đó gà ăn và thải phân càng nhiều, lượng thức ăn rơi vãi kết hợp với nền chuồng ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho Oocyst tồn tại và phát triển. Đặc tính của gà là hay bới và mổ những vật lạ trong chất độn chuồng nên đã vô tình ăn phải Oocyst gây nhiễm. Oocyst có thể lây từ chuồng này sang chuồng khác do nhiều nguyên nhân như người đi lại khi cho gà ăn và dọn chất độn chuồng, các vật chủ trung gian như chuột, bọ, dụng cụ chăn nuôi…làm cho sự lây lan.
Với những gà ở trên 56 ngày tuổi thì tỷ lệ nhiễm giảm dần và cường độ
nhiễm cũng giảm dần. Gà ở 63 ngày tuổi có tỷ lệ nhiễm là 61,67%, gà ở 70 ngày tuổi có tỷ lệ nhiễm là 55,0%, và đến 84 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm còn 30,0%.
Gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng lúc 35 ngày tuổi, trong đàn có một số con ủ rũ, lông xù, ăn kém, phân lỏng không thành khuôn đôi khi có lẫn máu.
Gà chết nhiều ở giai đoạn 49 đến 70 ngày tuổi, đây là giai đoạn có tỷ lệ
nhiễm và cường độ nhiễm cao nhất. Sau 70 ngày tuổi gà bị bệnh vẫn còn chết tuy nhiên mức độ chết giảm nhiều so với giai đoạn từ 49 đến 70 ngày tuổi. Tỷ
lệ nhiễm cầu trùng của gà tăng dần đến hết tuần tuổi thứ 8 rồi có sự giảm dần. Sự biến động được thể hiện rõ qua hình 3.1.
Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà có liên quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 cầm có hiện tượng miễn dịch đối với cầu trùng theo độ tuổi là do chúng bị tái nhiễm từ lúc nhỏ.
Theo Horton-Smith (1963) tiến hành thí nghiệm nuôi cách ly gà đến 6 tháng tuổi, không cho gà tiếp xúc với cầu trùng. Sau đó cho gà nhiễm cầu trùng tự nhiên và thấy đàn gà cảm thụ với E.tenella, trong khi đó ở gà bình thường 6 tháng tuổi không còn bị nhiễm E.tenella nữa.
Như vậy, kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn tây mà chúng tôi thu được có sự diễn biến như các tác giảđã nhận định.
Khi điều tra tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà các tác giả Lê Thị
Tuyết Minh (1994); Lê Văn Năm và Nguyễn Thị Hương (1996); Hoàng Thạch và cs; cho biết bệnh cầu trùng thướng xảy ra ở gà từ 10-80 ngày tuổi và mắc nặng nhất ở gà 20-56 ngày tuổi bệnh rất dễ gây thành những vụ
dịch lớn nếu can thiệp không kịp thời.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả trên. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 Tuổi gà (ngày tuổi) Tỷ lệ (%)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy việc đánh giá tỷ lệ
nhiễm cầu trùng liên quan đến độ tuổi của gà sẽ giúp chúng ta có nhận định
đúng hơn về bệnh cầu trùng của gà tây, từ đó có biện pháp phòng và trị tốt hơn cho đàn gà.
Nhiều kết quả cho thấy, cơ sở khoa học cho việc đưa ra quy trình phòng bệnh cầu trùng có hiệu quả là phải xác định thời gian bắt đầu cảm nhiễm cầu trùng của vật nuôi. Do vậy, chúng tôi tiến hành xác định thời gian bắt đầu xuất hiện noăn nang trong phân gà.
3.3. Xác định thời gian bắt đầu xuất hiện noãn nang (Oocyst) trong phân
Để xác định thời gian bắt đầu xuất hiện noãn nang trong phân, chúng tôi tiến hành lấy mẫu kiểm tra mỗi ngày một lần trong khoảng thời gian từ 14- 21 ngày tuổi của gà. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ngày tuổi xuất hiện Oocyst
Giống gà mẫu Số kiểm tra (n)
Ngày tuổi xuất hiện Oocyst
14- 17 18 19 20 21 Gà tây n % + n % + N % + n % + n % + 90 - - - 2 2,22 1+ 9 10,00 1+ 12 13,33 1+ 14 15,56 1+ Ghi chú: n: Số mẫu nhiễm. %: Tỷ lệ nhiễm. +: Cường độ nhiễm
Từ kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: ở 14-17 ngày tuổi của gà không có noãn nang trong phân, nhưng ở ngày tuổi thứ 18 của gà đã bắt đầu xuất hiện noãn nang trong phân với tỷ lệ là 2,22%.
Như vậy, ở đàn gà tây phải tới 18-19 ngày tuổi mới phát hiện được noãn nang trong phân. Có nghĩa là theo lý thuyết và theo nghiên cứu thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 nghiệm của các tác giả Trần Tích Cảnh (1996), McDougald L.R và Reid W.M (1991) thì đàn gà tây bắt đầu nhiễm cầu trùng từ ngày thứ 12-13 (vì quá trình nội sinh sản của cầu trùng là 6 ngày).
Theo Geoffrey E.Hill (2005) từ khi Oocyst vào đường tiêu hoá, phải sau 2 ngày mới thành Schizont I. Đến ngày thứ 3 mới chuyển thành Merozoit.
Quá trình hình thành miễn dịch cho gà đối với cầu trùng chỉ có thể bắt
đầu từ giai đoạn Schizont I. Như vậy, có nghĩa là gà bắt đầu từ ngày thứ 14- 15 ngày tuổi mới hình thành khả năng miễn dịch.
Mục đích sử dụng một số thuốc chống cầu trùng là để ức chế quá trình