Theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 73)

3.8.2.1. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng đánh giá

được sức sống của một đàn gà, tỷ lệ nuôi sống cao chứng tỏ đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ít bị bệnh tật, đàn gà sẽ cho năng suất cao.

Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn tuổi của các lô thí nghiệm được thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 3.14. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) Tuần tuổi Lô 1 ( Cipcox) Lô 2 ( Coxymax) Lô 3 (Vetpro) Lô 4 ( Đối chứng) n= 50 n=50 n=50 n=50

1-4 98,89a 97,78a 98,89a 93,33a

5-8 96,67a 97,78a 96,67a 90,00b

9-12 95,56a 96,67a 95,56 66,67b

Ở giai đoạn 1-4 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở cả 4 lô thí nghiệm đều đạt khá cao từ 93,33-98,89% Tuy nhiên đến 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở các lô thí nghiệm đều đạt cao đến 12 tuần tuổi đạt 95,56-96,67% còn ở lô không sử

dụng thuốc tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi chỉ đạt 66,67%. Giai đoạn 9-12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống giảm hẳn chỉ đạt 66,67% do đàn gà có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh cầu trùng. Như vậy, khi nuôi gà Tây ngoài các biện pháp thú y vệ sinh an toàn sinh học, thực hiện nghiêm ngặt lịch sử dụng vaccine thì còn cần phải phòng bệnh cầu trùng cho đàn gà bằng thuốc.

3.8.2.2.. Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi

Bảng 3.15. Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (g) Tuần tuổi Lô 1 (Cipcox) Lô 2 (Coxymax) Lô 3 (Vetpro) Lô 4 (Đối chứng) X SE X SE X SE X SE 1 117,83 3,05 116,67 2,94 119,50 2,98 118,45 3,03 4 534,50 13,46 530,17 9,87 550,17 14,26 540,21 13,48 8 1463,33a 33,39 1433,33a 34,02 1440,00a 33,43 1120,00b 31,40 12 2663,33a 51,30 2656,67a 50,90 2640,00a 52,65 1950,00b 46,65

Ghi chú: Theo hàng ngang các số có chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê và ngược lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu đánh giá sự tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi. Nếu đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khối lượng cơ

thể sẽ tăng đều theo lứa tuổi. Khi đàn gà bệnh, khối lượng cơ thể sẽ không tăng hoặc tăng rất ít, đàn gà còi cọc, không đồng đều.

Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi có sự khác nhau giữa lô không sử dụng thuốc phòng cầu trùng và lô không sử dụng bắt đầu từ khi gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Ở giai đoạn từ 1-4 tuần tuổi do tỷ lệ nhiễm noãn nang còn ít các chưa có khả năng gây bệnh thì khối lượng cơ thểở cả 4 lô đều tương đương nhau tuy nhiên đến giai đoạn 8-12 tuần tuổi đàn gà bắt

đầu có biểu hiện bệnh thì khả năng tăng khối lượng đã bị giảm hẳn so với các lô sử dụng thuốc. Các lô có sử dụng thuốc có khối lượng cơ thểđạt từ 2640 g

đến 2663g lúc 12 tuần tuổi và sự khác nhau giữa các lô sử dụng thuốc là không có ý nghĩa thống kê. Lô không sử dụng thuốc do một số con bị ốm yếu nên khả năng tăng khối lượng kém hơn hẳn so với các lô sử dụng thuốc chỉ đạt 1950g lúc 12 tuần tuổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tỷ lệ nhiễm bệnh của đàn gà tây nhiễm cầu trùng là 39,64% và gà 18 ngày tuổi đã bắt đầu nhiễm cầu trùng.

-Tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần qua các lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở

56 ngày tuổi (70%), sau đó giảm dần. đến 12 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm còn 30%. - Triệu chứng đặc trưng nhất của gà tây mắc cầu trùng là tiêu chảy phân sáp, phân lẫn máu (chiếm tỷ lệ từ 84-84,62%), và diều không tiêu (69,87- 82,4%).

- Tuỳ theo lứa tuổi của gà, bệnh tích thể hiện đặc trưng của bệnh cầu trùng, gà ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi, bệnh tích đặc trưng thể hiện ở manh tràng, chiếm tỷ lệ 100%, sau đó giảm dần, khi lứa tuổi gà càng lớn, bệnh tích ở ruột non thể hiện càng rõ, cao nhất là ở gà 70 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ là 70%. Số

lượng gà có biểu hiện bệnh tích ở trực tràng cao nhất ở gà 84 ngày tuổi (66,67%). Ngoài ra một số con cũng có biểu hiện ghép cả ruột non và trực tràng.

- Gà Tây bị nhiễm 3 loại cầu trùng là E. adenoidis,E. dispersa E. meleagrimitis. E.adenoeidis nhiễm cao hơn cả và phổ biến nhất (52,86%).

- Gà tây mắc bệnh cầu trùng có số lượng hồng cầu giảm 1,72±0,08 (triệu/mm3) so với gà tây khỏe.

- Tỷ khối hồng cầu ở gà bệnh giảm còn 28,97±0,89( %)

- Số lượng bạch cầu ở gà bệnh cầu tăng cao 27,97±0,21 nghìn/mm3

- Về tỷ lệ các loại bạch cầu chúng tôi thấy tỷ lệ bạch cầu trung tính ở gà mắc cầu trùng là tăng cao là 60,77±0,34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 - Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn tăng cao ở gà mắc cầu trùng là 2,93±0,10(%).

- Lượng huyết sắc tố trung bình giảm rõ rệt ở gà mắc cầu trùng còn 51,9±0,21 (pg).

- Ở gà mắc cầu trùng hàm lượng đường huyết giảm xuống còn là 18,96±0,13 (mmol/lít).

- Khi gà mắc bệnh cầu trùng hàm lượng protein giảm xuống còn 31,02±1,23(g/l).

- Ở gà tây mắc cầu trùng các tiểu phần protein là Albumin giảm xuống còn là17,18 ±0,19(g/l); α1-globulin lại tăng lên là 3,41±0,13(g/l); α2-globulin tăng lên là 8,33±0,18(g/l); β-globulin có sự thay đổi không đáng kể

(4,34±0,09(g/l)); γ- globulin cũng tăng lên là 1,28±0,04(g/l).

- Ở lô không dùng thuốc điều trị cầu trùng tỷ lệ nuôi sống rất thấp là 66,67%.

- Khối lượng cơ thểở lô không dùng thuốc điều trị cầu trùng thấp hơn nhiều so với lô dùng thuốc điều trị cầu trùng là 1950g.

- Thuốc điều trị cầu trùng tốt nhất cho gà tây nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình là Coxymax với liều lượng 1g/5kg thể trọng, sau đó đến Cipcox với liều lượng là 1ml/3kg thể trọng, Vetpro với liều lượng là 1g/10kg thể trọng. Liệu trình dùng là 3 ngày.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục theo dõi, nghiên cứu về bệnh cầu trùng trên gà tây để có cơ sở

khoa học cho việc phòng và trị bệnh cầu trùng gà tây có hiệu quả.

- Dùng thuốc điều trị bệnh cầu trùng phải đúng liều lượng, đủ liệu trình để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Vũ Triệu An (1978). Đại cương sinh lý bệnh học. NXB Y học, Hà Nội.

Trần Tích Cảnh, Hoàng Hưng Tiến, Nguyễn Duy Hạng (1996). Nghiên cứu sản xuất vaccine chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ. Vật lý và kỹ thuật hạt nhân, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr. 503 - 507. Phạm Văn Chức (1991). Bệnh cầu trùng trên gà và biện pháp điều trị. Thông

báo khoa học tại hội nghị Thú y Nha Trang.

Bạch Mạnh Điều (2004). Bệnh cầu trùng gà, bồ câu ở một số khu vực phía Bắc và giải pháp phòng trị. Luận án TS khoa học nông nghiệp.

Bạch Mạnh Điều, Phan Lục, Nguyễn Thị Nga (1999). “Kết quả nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp phòng bệnh cầu trùng gia cầm”. Báo cáo và thông báo khoa học năm - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, Viện chăn nuôi quốc gia, Tr.111-128.

Nguyễn Thị Mai (1997). Tình hình nhiễm cầu trùng tại Xí nghiệp gà Phúc Thịnh và thử nghiệm một số thuốc phòng trị. Luận văn ThS khoa học Nông Nghiệp.

Lê Thị Tuyết Minh (1994). Nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ học của bệnh cầu trùng ở gà Hybro - HV85 từ 1 - 49 ngày tuổi. Luận văn ThS khoa học Nông Nghiệp.

Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999). Giáo trình ký sinh trùng thú y. NXB Nông Nghiệp,Tr. 215-219.

Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) “Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật nuôi”, NXBNNHN, trang 148 - 142.

Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh (1990). Thực hành ký sinh trùng Thú y, Tr.7-8. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997). Dược lý học thú y. NXB Nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996). Giáo trình ký sinh trùng thú y. NXB Nông

Nghiệp, 1996, Tr.318 - 324.

Lê Văn Năm (2006). Bệnh cầu trùng ở gia súc - gia cầm, NXB Nông Nghiệp, 2006, Tr.5 - 55.

Ovlop F.M (Nguyễn Thái dịch) (1973). Bệnh gia cầm, tập I, 1973, Tr.343 - 361.

Võ Văn Ninh (1989). Sulfamid và nhóm chất trị liệu dùng trong thú y, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Thạch (1999). Một sốđặc điểm dịch tễ học cầu trùng gà Eimeria ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp phòng trị. Luận án TS khoa học nông nghiệp.

Đào Hữu Thanh, Nguyễn Ngọc Ân (1968). Một số nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở gà con trong các trại chăn nuôi tập trung, Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y, tr.334 - 339.

Trịnh Văn Thịnh (1963). Ký sinh trùng thú y. NXB nông thôn, tr.603 - 619.

Dương Công Thuận, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Lương, Ngô Thị Hoà (1968 – 1978). Bệnh cầu trùng gà trong chăn nuôi gà công nghiệp. Kết quả nghiên cứu KHKT thú y, tr.340 - 348.

Hồ Thị Thuận, Phạm Văn Sơn, Huỳnh Thị Lan, Võ Bá Thọ (1986). Kết quả

điều tra và phòng trị bệnh cầu trùng ở trại gà Hồng Sanh. Khoa học kỹ

thuật Nông nghiệp. số 1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

Mc Dougald, L.R., and Reid, W.M (1991). Coccidiosis, In: Diseases of Poultry, 9th.ed. Calnek B.W. Barnes H.J. Beard C.W. Reid W.M. and Yoder H.W.Jr. Eds. Lowa State University Press, Ames, in press, p 780 - 792.

Bachman, G.W. (1930). Serological studies in experimental coccidiosis of chickens. Amer, J. Hyg. P624 – 640.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 Chapman, H. D., (1996). Anticoccidial drug programs in the United States.

Poultry Sci. 75 (Suppl. 1), p 90-95.

Chapman, H.D., Matsler, P.L., and Chapman, M.E., (2004). Control of cocidiosis in Turkeys with Diclazuril Momensin: effectupon performance and development of immunity to Eimeria Species. Avian disease, september, vol 48 No 3. P 631-634.

Chapman, H.D., Chery,T.E and Williams, R.B (2002). Sustainable coccidiosis control in poultry production the role of live vaccinees. Internationl Journal for Parasitology, p 617-629.

Edgar, S. A., (1969). Coccidiosis in turkeys: Biology and incidence. In: Research in Avian Coccidiosis. Proceedings of the Georgia Coccidiosis Conf. Nov. 1985,University of GA, Athens.

Edgar, S.A. and Siebold, C. T., (1964). A new coccidium of chickens. Eimeria mivati sp.n (Protozoa: Eimeridae) with details os its life history. P 193 –204.

Stephanie Mdoucet, Richard Buchhoiz (2005). The effect of coccidial infection on iridescent plumage in wild turkey. Animal Behaviour, vol 69, p 387-394

Goodrich, H.P., (1944). Coccidian Oocyst. Parasitology, p36 - 72.

Horton Smith, Long, P.L, Johnson (1930). The development of Eimeria necatrix and E. brunetti in the caeca of domestic fowl, (Gallus domesticus) parasitology vol 55 . p 401 - 405.

Horton Smith, C, Long, P.L., (1952). Nitrofurazone in the treatment of coccidiosis in chicken, London Veterinary Journa , p 47 - 90.

Horton Smith, C (1963). Immunity to avian coccidiosis. Brit, Veter.J. p 99 - 109.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Johnson, J., and Reid, W.M. (1970). Anticoccidial drugs: Le sion scoring techniques in battery and floor -pen experiments with chickens. Exp. Parasitology 28: 30 -36.

Levine, N.D. (1942). Of Excystation of coccidial oocyst the chicken Parasit 28, p 426.

Levine, N. D. (1973). Protozoan Parasites of Domestic Animals and Man. 2nd ed. Burgess Publishing Co., Minneapolis, MN. P40 - 45

Long, P.L., and Reid, W.M. (1982). Studies on Eimeria dispersa in Turkey. Parasistology vol 12, p 146-149.

Long, P.L., and Millard, B. J. (1977). Coccidiosis in turkeys: Evaluation of infection by the examination of turkey broiler litter for oocysts. Avian Pathol, p 227 -233.

Rose, M. E., and Long, P. L. (1962). Immunity to four species of Eimeria in fowls. Immunology 5: 79 -92.

Tyzzer, E.E., (1929). Coccidiosis in gallinaccous bird, Amer.J. Hyg, p43 - 55. Vladimir Juraida (1997). Virove nemoci drubeze, Brno.

Vladimir Juraida (2003). Bacterialuni nemoci drubeze, Brno.

William, R.B.,(1997). The mode of action of anticoccodial quinolones in chickens. International Journal for parasitology, p.30 -33.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)