Các nhân tố bên ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần kỹ nghệ và thương mại Đất Việt. (Trang 30)

1.3.2.1 Hệ thống chính trị pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Để thành công trong việc xây dựng kế hoạch bán hàng, doanh nghiệp phải phân tích dự đoán về chính trị luật pháp cùng xu hướng vận động của nó như: sự ổn định về đường lối chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế, các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi có sự ổn định về chính trị, sự nhất quán các chính sách sẽ tạo bầu không khí tốt cho các doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ bán hàng. Vì vậy các nhà quản trị bán hàng cần cập nhật thông tin để xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp với doanh nghiệp.

1.3.2.2 Môi trường khoa học-công nghệ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế, nó đặc biệt ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của những công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến các yếu tố máy móc, kỹ thuật, sự

thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh cũng như công tác xây dựng kế hoạch bán hàng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật, công nghệ.

1.3.2.3 Môi trường kinh tế

Bao gồm các nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hóa quy định phương án đưa ra kế hoạch bán hàng phù hợp: sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền tệ, tín dụng, sự phát triển ngoại thương.

Tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch bán hàng. Chẳng hạn như nền kinh tế đang có lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh sẽ là nhân tố có tác động tăng ( giảm) mức tiêu thụ hàng hóa trong nước. Do đó mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý theo dõi sự biến động và tìm hiểu nguy cơ của những thay đổi đó hay cơ hội cho đẩy mạnh tốc độ bán hàng. Từ đó mà nhà quản trị bán hàng xây dựng kế hoạch bán hàng cho DN.

1.3.2.4 Các yếu tố về văn hóa xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội bao gồm: dân số và xu hướng vận động, sự di chuyển dân cư, thu nhập và phân bố thu nhập của các hộ gia đình, việc làm và vấn đề phát triển việc làm, đặc điểm tâm lý.

Văn hóa xã hội là một nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động dự báo bán hàng của DN. Bởi nói đến văn hóa cũng có nghĩa là nói đến các phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng và cách sống của một bộ phận dân cư. Điều này chi phối nhu cầu mua và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Phong tục tập quán có tác động làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa tăng hoặc giảm. Vì vậy, khi lập dự báo bán hàng các nhà quản trị cần nắm vững yếu tố này để có được kết quả dự báo sát với thực tế phục vụ cho việc lập kế hoạch theo mùa vụ, theo tháng, theo năm được hiệu quả.

1.3.2.5 Khách hàng.

Khách hàng là yếu tố quyết định doanh số bán hàng của công ty, mọi hoạt động mà các công ty tiến hành thực hiện đều hướng tới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó đạt mục tiêu mà công ty đề ra. Khách hàng là yếu tố tác động trực tiếp tới qua trình dự báo và xây dựng các chương trình bán hàng. Khi tiến hàng dự báo nhà quản trị phải nắm được nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng tiêu dùng tương lai của khách hàng để có những phương án về sản phẩm, khối lượng bán ra, kiểu mẫu,…

từ đó lựa chọn các chương trình, các phương tiện truyền tải thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất

1.3.2.6 Đối thủ cạnh tranh

Đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế nhau,người ta phân chia các đối thủ cạnh tranh như sau:

-Các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm ,dịch vụ cho cùng một khách hàng ở cùng một mức giá tương tự (đối thủ sản phẩm).

-Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số sản phẩm (đối thủ chủng loại sản phẩm)

-Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó. -Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm hàng nhất định.

1.3.2.7 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Giá cả và chất lượng đầu vào ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Do đó để hạn chế rủi ro trong kinh doanh thì doanh nghiệp nên chọn một vài nhà cung cấp để đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình và luôn giữ thế chủ động trước các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần kỹ nghệ và thương mại Đất Việt. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w