Xuất với Chính phủ và Bộ tài chính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 59)

CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 3.1 Đề xuất hoàn thiện công tác xếp hạng tín nhiệm

3.2.1. xuất với Chính phủ và Bộ tài chính

Nhà nước và các cơ quan chức năng có vai trò xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi để giúp các doanh nghiệp tiếp cận được những nguồn vốn tốt nhất, từ đó phát triển hết tiềm năng sản xuất kinh doanh.

3.2.1.1. Xây dựng môi trường hoạt động hiệu quả, công bằng

Để doanh nghiệp có môi trường hoạt động hiệu quả, Nhà nước cần duy trì các yếu tố kinh tế vĩ mô ở mức ổn định. Ví dụ như, kiểm soát cung cầu tiền, lạm phát và lãi suất sẽ đảm bảo các dòng vốn lưu thông bình thường trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng ngân hàng. Với những nỗ lực như vậy, ta có thể hy vọng những vụ việc như hiện tượng vốn chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng hay lãi suất cao hơn 20% vào năm 2011 sẽ không còn xảy ra.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết như giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, phát triển các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, tăng các hoạt động xúc tiến thương mai và đầu tư. Ví dụ như, năm 2014, Nhà nước đã tung ra gói 2000 tỷ đồng nhằm thành lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thế nhưng, để nhận được hỗ trợ từ gói này, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng những nhu cầu gắt gao không kém gì khi đi vay ngân hàng. Vì vậy, Quỹ này vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình. Nhà nước cũng cần quan tâm nhiều hơn tới việc cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm phát triển thị trường, tạo điều kiện cho tiếp cận và chuyển giao công nghệ phù hợp.

Ngoài ra, các chính sách cần đối xử công bằng với tất cả các thành phần kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa công nghiệp và tăng cường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với các hiệp định tư do thương mại trước mắt như TPP, ta cần đẩy mạnh thực thi các biện pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Cần giáo dục nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cao để nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi của máy móc và công nghệ. Trước viễn cảnh người lao động có thể tự do dịch chuyển trong khối ASEAN, nhân lực Việt Nam rất có thể sẽ không cạnh tranh nổi với người lao động ở các nước khác ngay trên quê hương mình nếu không được đào tạo bài bản.

Các thủ tục hành chính cũng cần được thay đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Cần giảm các bước trong quy trình xử lý, rút ngắn thời gian của từng bước, giảm chi phí hành chính, đảm bảo tính minh bạch, công khai và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

Về mặt pháp lý, các quy định cần rõ ràng và chặt chẽ, loại bỏ những thủ tục rườm rà. Những quy định pháp luật cần có tính nhất quán để tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và ổn định cho các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoạt động, có như vậy mới tạo ra kênh dẫn vốn hiệu quả cho doanh nghiệp.

3.2.1.2. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán, kiểm toán

Xây dựng hệ số quy đổi giữa giá gốc và giá thị trường

Hiện tại, chuẩn mực kế toán của Việt Nam vẫn ghi nhận các giá trị trên báo cáo tài chính theo giá gốc trong khi giá thị trường của các khoản mục có thể rất khác. Điều này gây ra sự chênh lệch không nhỏ giữa hai giá trị, dẫn đến sự thiếu chính xác trong công tác đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ Tài chính cần cân nhắc một số điều chỉnh với các chuẩn mực kế toán liên quan đến giá gốc và giá thị trường, ví dụ như, bằng cách xây dựng một hệ số quy đổi giữa giá gốc và giá thị trường.

Thiết lập các quy định pháp lý về định giá tài sản cố định vô hình

Nguyên tắc xác định giá trị tài sản vô hình hiện nay vẫn chỉ dựa vào giá phí. Do đó, nếu doanh nghiệp không bỏ ra chi phí để tạo tài sản thì tài sản không được phản ánh. Như vậy, có một khối lượng lớn tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu thuộc quyền quản lý, sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp nhưng lại chưa được phép ghi nhận trong chế độ kế toán hiện tại.

Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu rất cao về định giá thương hiệu nhưng công việc này gần như chỉ có các công ty kiểm toán quốc tế đảm nhiệm. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần sớm có quy định về ghi nhận và định giá các tài sản cố định vô hình nhằm đánh giá đúng nguồn tài sản của các doanh nghiệp. Có như vậy mới công bằng cho doanh nghiệp khi huy động vốn trên thị trường chứng khoán hoặc khi đi vay ngân hàng.

Tiếp tục hoàn thiện thị trường cổ phiếu

Để doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường này thuận lợi nhất, cần đảm bảo tính minh bạch của thông tin về doanh nghiệp và cổ phiếu của các doanh nghiệp đó. Lợi dụng tình trạng bất cân xứng thông tin, rất nhiều doanh nghiệp đã công bố các thông tin thiếu chính xác để thu về giá trị thặng dư rất lớn nhằm đầu tư bất động sản. Khi các doanh nghiệp này thua lỗ, nhà đầu tư chính là nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì thế, cần có chính sách quy định việc công bố thông tin và cơ chế xử phạt thích đáng những hành vi vi phạm.

Ngoài ra, trong năm 2015, hai nhóm giải pháp ở tầm quản lý vĩ mô được ưu tiên hàng đầu là “nới lỏng giới hạn trần sở hữu nước ngoài” và phát triển các sản phẩm mới (như chứng quyền có đảm bảo và các sản phẩm phái sinh). Giải pháp nới lỏng trần sở hữu nước ngoài sẽ tạo động lực để thị trường tăng nhanh về lượng. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ được xếp vào nhóm thị trường sơ khai. Trong khi đó, nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn. Đặc biệt, với những cổ phiếu được đánh giá tốt và triển vọng, họ vẫn phải mua thông qua các giao dịch ngoài sàn với giá cao hơn giá trên sàn từ 20 - 30%. Chính sách nới trần này nhằm khai thông dòng vốn đầu tư gián tiếp từ khối ngoại, từ đó giúp thị trường tăng nhanh về khối lượng giao dịch, tính thanh khoản và cải thiện vị thế về quy mô thị trường trong khu vực.

Nếu như nới trần với khối ngoại giải quyết vấn đề “lượng” thì chứng quyền có bảo đảm lại là giải pháp cho vấn đề “chất”. Đây là sản phẩm được phát hành bởi các công ty chứng khoán hay ngân hàng đầu tư có uy tín, cho phép người nắm giữ có quyền, nhưng không phải nghĩa vụ được mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở (ví dụ cổ phiếu, chỉ số có sẵn) với giá và thời điểm được xác định trước.

Chứng quyền có đảm bảo sẽ góp phần giải quyết bài toán cho cổ phiếu hết room ngoại. Phần lớn chứng quyền có đảm bảo được thanh toán bằng tiền, trong trường hợp thanh toán bằng chuyển giao cổ phiếu có thể áp dụng quy định thanh toán bằng tiền đối với cổ phiếu hết room. Chứng quyền này cho phép nhà đầu tư nước ngoài hưởng lợi từ việc thay đổi giá của một cổ phiếu đơn lẻ. Chính vì vậy, khi đưa vào giao dịch sản

phẩm chứng quyền có đảm bảo sẽ giúp giải quyết phần nào bài toán về khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư có tổ chức ngước ngoài.

Thêm vào đó, hoàn thiện thị trường quyền có đảm bảo sẽ đẩy mạnh các giao dịch arbitrage. Giao dịch này giống như một công cụ giúp nhà đầu tư kiểm soát được các tình huống rủi ro khi giao dịch cổ phiếu, do vậy khiến cho hoạt động giao dịch chứng khoán ngày càng sôi động kể cả khi thị trường giảm giá. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn có nhiều sự lựa chọn hơn về hàng hóa đầu tư bởi chứng quyền có đảm bảo được thiết kế dảnh riêng cho các nhà đầu tư cá nhân. Bằng cách đó, chứng quyền có bảo đảm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam – một thị trường mà tỷ trọng rất cao thuộc về nhà đầu tư cá nhân (98%). Ngoài ra, nhà đầu tư còn có cơ hội thực hiện nhiều chiến lược giao dịch như đầu tư, đầu cơ, phòng vệ và quản lý danh mục đầu tư.

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nơi đầy hứa hẹn để huy động nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp hơn chi phí đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, để thị trường trái phiếu phát huy được hết tiềm năng, doanh nghiệp phải xây dựng được uy tín và chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư. Điều này chỉ có thể thực hiện khi sự minh bạch thông tin được đảm bảo và hệ thống pháp lý được hoàn thiện để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.

Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Nhà nước cần tạo điều kiện để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư có tổ chức vì những đối tượng này sẽ tác động tích cực lên thị trường tài chính Việt Nam. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp tăng thanh khoản mà còn xác lập và định hướng cho thị giá của các cổ phiếu được niêm yết. Những biến động “phi thị trường” gây ra bởi những giao dịch mang tính đầu cơ sẽ được giảm thiểu, tính ổn định của thị trường được đảm bảo. Ngoài ra, trình độ và sự chuyên nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải được điều hành tốt; như vậy, một cách gián tiếp, trình độ điều hành của các doanh nghiệp cũng có động lực để cải thiện, giá trị thị trường của doanh nghiệp được nâng cao.

Để thu được những lợi ích trên từ khối nhà đầu tư nước ngoài, cần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, chính sách tỷ giá, lãi suất, tiền tệ phù hợp với tình hình đất nước, hoàn thiện và bổ sung khung pháp lý, tăng quy mô thị trường, tăng tính minh bạch của thị trường và khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam.

3.2.1.4. Đổi mới chính sách thuế

Hai nhà kinh tế học Miller và Modigliani đã chỉ ra vai trò quan trọng của thuế với việc lựa chọn cơ cấu vốn trong lý thuyết mang tên hai ông.

Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong chính sách thuế, dẫn đến lợi ích của lá chắn thuế chưa được phát huy tối đa. Hai luật thuế cần sửa đổi, bổ sung thêm để phù hợp với tình hình là thuế tài sản và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế tài sản

Loại thuế này không đánh thẳng vào thu nhập mà đánh vào tài sản và vốn. Thuế này nằm rải rác trong luật thuế và các chính sách thu khác nhau: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ… Bởi vậy, trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới tình trạng đánh thuế chồng chéo, căn cứ tính thuế thiếu thống nhất nên sự bất bình đẳng trong nộp thuế giữa các đối tượng rất dễ xảy ra.

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 (theo quyết định 732/QĐ-TTg) có cân nhắc tới thuế tài sản, tuy nhiên mới chỉ ở phạm vi các tài sản cá nhân. Trong thời gian tới, rất cần cân nhắc thêm các vấn đề về thuế với tài sản doanh nghiệp để đảm bảo tính công bằng cho các doanh nghiệp nộp thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 (theo quyết định 732/QĐ-TTg) có quy định điều chỉnh giảm thuế suất theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư; quy định đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng thu hẹp lĩnh vực để khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất, năng lượng, nhiên liệu đầu vào; quy định bổ sung các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để bắt kịp với các lĩnh vực kinh tế mới phát sinh.

Tuy nhiên, chính sách vẫn chưa có kế hoạch hỗ trợ những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp nộp nhiều thuế cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, những tác dụng của công cụ này (như điều tiết kinh tế vĩ mô, tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia) vẫn chưa được phát huy triệt để. Một số nước đã giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp (ví dụ: Nhật giảm từ 40% xuống 35%, Anh giảm còn 28%, Trung Quốc giảm còn 25%). Phần thuế doanh nghiệp tiết kiệm được được nhà nước động viên dùng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 20% với doanh thu dưới 20 tỷ và 22% với doanh thu trên 20 tỷ. Để giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích của lá chắn thuế, thuế suất có thể nên được nghiên cứu để điều chỉnh giảm, phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w