YẾT TẠI VIỆT NAM
2.3.2. Phương pháp đo lường các biến trong mô hình
Người viết lựa chọn cách đo lường các biến dựa trên các mô hình đi trước và điều chỉnh cách tính một số biến để phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Bảng 2.4. Các biến được sử dụng trong mô hình
dấu
1 Thay đổi của
tỷ lệ nợ vay DeltaLEV 2 Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình TANG + 3 Quy mô
công ty SIZE Ln(doanh thu) +
4
Tính độc đáo của sản phẩm
UNIQUE -
5 Lợi nhuận PROF -
6 Cơ hội tăng
trưởng GO -
7 Bị hạ hạng DOWN =1 nếu bị hạ hạng; =0 trong các
trường hợp còn lại -
8 Được nâng
hạng UP
=1 nếu được tăng hạng; =0 trong
các trường hợp còn lại +
2.3.2.1 Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc thể hiện tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp. Trong khóa luận, tỷ lệ nợ vay được tính theo công thức Nợ/(Nợ + Vốn chủ sở hữu).
Các nghiên cứu đi trước chủ yếu sử dụng cách tính:
Tuy nhiên theo Welch (2011), cách tính này không phải cách thể hiện tỷ lệ đòn bẩy tốt nhất. Tỷ lệ đòn bẩy cần thể hiện được trực tiếp tương quan giữa lượng vốn vay và vốn chủ sở hữu. Ví dụ, nếu tính theo cách trên, tỷ lệ đòn bẩy thu được là 30% thì ta vẫn không thể kết luận 70% còn lại được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Về mặt toán học, 70% còn lại chính là:
Hiệu bao gồm rất nhiều thành phần, không phải chỉ có vốn chủ sở hữu. Đó thể là các các khoản phải trả hay một số khoản mục khác. Vì vậy, không nên sử dụng các tính tỷ lệ đòn bẩy này.
Welch (2011) đã đề xuất hai cách tính khác: - Cách tính thứ nhất:
- Cách tính thứ hai:
Xét thấy cách tính thứ hai thể hiện rõ ràng hơn tình hình vay nợ của doanh nghiệp, người viết sử dụng cách tính này để tính toán các biến phụ thuộc.
2.3.2.2. Các biến độc lập
Phần này giới thiệu cách đo lường các biến định lượng và các biến giả. Các biến định lượng tuy không phải là trọng tâm nghiên cứu của khóa luận nhưng có tác động mạnh đến cơ cấu vốn, vì vậy vẫn cần phải đưa vào mô hình. Các biến giả liên quan đến xếp hạng tín nhiệm sẽ được giới thiệu ở cuối mục này.
∗ Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình
Như đã đề cập ở chương 1, tỷ lệ tài sản hữu hình ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn doanh nghiệp có thể được vay. Loại tài sản này có thể được dùng để đảm bảo cho các món vay nên ngân hàng thường ưa thích những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hình cao.
Vì vậy, trong mô hình này ta dự đoán tỷ lệ tài sản hữu hình tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ.
∗ Quy mô công ty
Trong các nghiên cứu, quy mô công ty thường được tính bằng cách lấy log tổng tài sản hoặc lấy logarithm tự nhiên của doanh thu. Khóa luận sử dụng cách tính thứ hai. Thông thường, công ty có quy mô càng lớn thì tỷ lệ tài sản và tài sản hữu hình càng nhiều. Theo lập luận ở trên, ngân hàng cũng thích cho những doanh nghiệp như vậy vay hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lớn thường có hoạt động đa dạng hơn, từ đó rủi ro thấp hơn. Ngân hàng cũng dễ cho vay những đối tượng có rủi ro thấp.
Từ đó, ta có cơ sở để dự đoán quy mô công ty tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ.
∗ Tính độc đáo của sản phẩm
Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm càng khác biệt, độc đáo thì càng phải dùng những máy móc chuyên dụng. Trong trường hợp vỡ nợ, khả năng thanh lý những máy móc này khá hạn chế. Với những lý do trên, ta có thể dự đoán biến số này tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đo tỷ lệ sinh lời. Hầu hết các phương pháp đều dùng mẫu số là tổng tài sản, chỉ khác nhau ở tử số. Có phương pháp dùng lợi nhuận trước lãi trước thuế, có phương pháp lại tính cả doanh thu tài chính và chi phí lãi vay.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh EBIT(lợi nhuận trước lãi trước thuế) phản ánh rõ ràng nhất khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xét thêm tình hình tại Việt Nam, doanh thu tài chính rất thất thường; nếu doanh thu này được tính sẽ làm méo mó cái nhìn về khả năng thực sự tạo ra lợi nhuận từ hoạt động chính của doanh nghiệp.
Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đưa ra hai giả định trái ngược về tác động của lợi nhuận lên tỷ lệ đòn bẩy. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu (cả ở phạm vi quốc tế và quốc gia) đều thu về kết quả là tương quan âm.
Vì vậy, ta có thể dự đoán tỷ lệ nghịch cho mối quan hệ lợi nhuận – nợ vay.
∗ Cơ hội tăng trưởng
Cơ hội tăng trưởng được đại diện bằng tỷ lệ tăng của tổng tài sản.
Lý thuyết đánh đổi không giải thích nhiều về tác động của yếu tố này đến nợ vay. Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, cơ hội tăng trưởng cao thì nhu cầu vay nợ thấp, và nếu có vay đi chăng nữa thì ngân hàng cũng có giới hạn nhất định.
Từ đó, ta có thể dự đoán mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ.
∗ Bị hạ hạng
Thông thường, sau khi bị hạ bậc tín nhiệm, doanh nghiệp có xu hướng muốn giảm tỷ lệ nợ vay để “cứu vãn” xếp hạng tín nhiệm. Do đó, ta dự đoán mối quan hệ giữa việc bị hạ hạng và thay đổi tỷ lệ nợ vay mang dấu “-“.
∗ Được nâng hạng
Sau khi được nâng hạng, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng với nhiều ưu đãi (cả về lãi suất và lượng vốn vay). Vì thế, ta có thể dự đoán dấu của mối quan hệ giữa việc được nâng hạng và thay đổi tỷ lệ đòn bẩy mang dấu “+”.