Quyết định của nhà nước về thực hiện xếp hạng tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 37)

YẾT TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Quyết định của nhà nước về thực hiện xếp hạng tín dụng ở Việt Nam

Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp hiện đang có vai trò đáng kể trong nền kinh tế. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thiết lập những khuôn khổ chung để quản lý xếp hạng tín nhiệm bằng cách ban hành các quy định về lĩnh vực này.

Đầu tiên, ngày 24 tháng 1 năm 2002, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN - quyết định đầu tiên về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín nhiệm doanh nghiệp; Trung tâm Thông tin tín dụng đảm nhiệm việc phân tích, xếp loại tín nhiệm doanh nghiệp theo phương pháp xếp loại và phương pháp so sánh. Theo quyết định này, đối tượng thí điểm phân tích, xếp loại tín nhiệm chỉ là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty cổ phần. Điều 4 của quyết định này cũng chỉ rõ, mọi thông tin của việc đánh giá xếp hạng phải được bảo mật, chỉ được cung cấp thông tin này cho các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng. Các đơn vị sử dụng thông tin phải đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba. Quyết định này đã nêu ra những thông tin cần thu thập cũng như các phương pháp đánh giá và cũng đưa ra thang điểm cho việc đánh giá xếp hạng: tối đa cho doanh nghiệp là 135 điểm, tối thiểu là 27 điểm.

Sau hai năm thí điểm, chương trình đã mang lại những kết quả khả quan. Ngày 28/4/2004, Ngân hàng Nhà nước chính thức đưa ra quyết định 473/QĐ-NHNN nhằm phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, cho phép Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) cung cấp các bảng báo cáo phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp. Đối tượng được nhận các bảng báo cáo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, không cung cấp cho các đối tượng khác.

Theo thời gian, tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm càng lúc càng lớn, nhất là trong khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Do vậy, sau khi điều chỉnh đề án, ngày 21/6/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 1254/QĐ-

NHNN cho phép CIC chính thức thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp và đối tượng được nhận bản báo cáo xếp hạng gồm các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác khi có yêu cầu. Đặc biệt, các doanh nghiệp có nhu cầu tự xếp hạng có thể sử dụng kết quả phân tích của CIC để làm tài liệu tham khảo khi có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc để tự đánh giá năng lực hoạt động của chính mình. Theo quyết định này, phạm vi doanh nghiệp được xếp hạng đã được mở rộng, đó là mọi thành phần kinh tế chứ không bó hẹp như trước, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Quyết định này đã thay thế cho quyết định số 473/QĐ-NHNN.

Bên cạnh những quyết định đó, điều 7 của quyết định 493/2005QĐ-NHNN đã bổ sung để quy định rõ về việc trích lập dự phòng rủi ro và phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng. Để thực hiện được việc này, khâu xếp hạng phải được hoàn thiện, bởi xếp hạng tín nhiệm không chỉ đánh giá tình hình hạn mức doanh nghiệp mà còn tạo ra niềm tin của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường. Theo quy định này, hằng năm, ngân hàng phải đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín nhiệm và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Văn bản mới nhất quy định về lĩnh vực này là Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w